Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN BẾN TRE (Trang 39 - 43)

- Dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu (năm 2006) thuộc nước có dân số trẻ hiện tiếp cận rất nhiệt tình và nhanh nhạy đối với các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật cao. Theo đó hiện ở Việt Nam có tới 17% dân số sử dụng Internet, cao hơn mức trung bình của châu Á là 10%, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên; “Chỉ tính riêng năm 2006, số lượng thuê bao điện thoại cung tăng hơn 70% so với năm 2005”.

- Bến Tre không lớn so với các tỉnh Miền Tây, gồm 1 thị xã, 7 huyện. Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.315 km2 với hơn 2/3 đất đai là nông. Dân số khoảng 1.400.000, địa bàn hình thành 2 vùng kinh tế về nông nghiệp và thủy sản, điều đáng chú ý hơn cả là Đảng bộ tỉnh tập trung phân phối lao động mở rộng sản xuất ở các huyện giáp ven biển Đông phát triển thủy sản, nông nghiệp.

Về lĩnh vực Quốc phòng đặt biệt coi trọng then chốt các huyện ven bỉển như: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú để bảo vệ nền kinh tế phát triển như hiện nay:

Bảng 10: MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN/NGƯỜI CỦA TỈNH BẾN TRE

2004 2005 2006

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (so với 1994) (%) 9,57 10,08 11,24

Thu nhập bình quân (VND) 956.000 1.041.000 1.213.000

[Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre]

Kết quả từ bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở năm sau đều cao hơn so với năm trước, năm 2006 là 11,24% và bình quân tốc độ tăng trưởng trong 5 năm (2001-2005) đạt 9,22%, cao nhất từ trước đến nay (1996-2000 là 6,18%). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên 1,2 triệu đồng/tháng (2006). Trong năm 2006, xứ dừa lại được xếp hạng 4 trên 42 tỉnh, thành trong chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) về môi trường kinh doanh do Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam công bố mới đây.

- Về xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Bến Tre Nói riêng như sau:

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng rất cao đầy ổn định. Bên cạnh đó sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO và thực hiện các cam kết mở cửa vào đầu năm 2007 cũng là một lực hút lớn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực viễn thông

 Trong những năm tới, hệ thống giao thông đường bộ Bến Tre sẽ hòa nhập với các tỉnh trong khu vực như: cầu Rạch Miễu (Tiền Giang-Bến Tre) sẽ đi vào hoạt động vào cuối 2007, cầu Hàm Luông (Thị xã-các huyện:Chợ Lách, Mỏ Cày Thạnh Phú) dự kiến đến 2010 sẽ hoàn thành; hạ tầng các khu, cụm công nghiệp(như: Giao Long, An Hiệp,…) được triển khai xây dựng hoàn chỉnh. Đó là những điều kiện thuận lợi lớn để Bến Tre thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài

nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tính từ đầu năm 2007 đến nay có 17 đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh như: dự án sản xuất dược phẩm (Công ty liên doanh Tân Thành-Pháp); đầu tư khách sạn và sân golf của nhóm các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tìm địa điểm thuê đất,… [2].Đây là cơ hội lớn để ngành thông tin di động nắm bắt phát triển mạng và gia tăng thị phần.

- Về yếu tố chính trị:

 Được sự quan tâm của các cơ quan chức trách tỉnh Ủy Bến Tre trong việc phát triển mạng thông tin di động. Trước hết, nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng cho toàn tỉnh nói chung; và nhằm bảo vệ biên giới cho các vùng gần biển nói riêng.

Bên cạnh chịu sự kiểm soát của nhà nước về giá cước và theo thông tin chính thức từ Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, Bộ hiện đang nghiên cứu những biện pháp để khách hàng có thể tự do chuyển dời mạng, mà không thay đổi số. Khi ấy, số điện thoại sẽ như một chứng minh thư thứ hai có thể sử dụng cho tất cả các ứng dụng dịch vụ viễn thông của bất cứ một nhà cung cấp nào. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, các nhà cung cấp thông tin di động khác nói chung và Vinaphone nói riêng sẽ phải đứng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ hết.

- Về mặt công nghệ:

 Hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thế giới là GSM và CDMA (ba mạng di động sử dụng công nghệ GSM: Mobi-Fone, Vinaphone, Viettel; và ba mạng di động sử dụng công nghệ CDMA: S-Fone, EVN-Telecom, HT-Mobile). Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó có thể phát triển công nghệ di động khác ở Việt Nam.

Vào quý 2-2008, việc vệ tinh VINASAT được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động, sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ viễn thông di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Cùng với đó, các công nghệ mới như 3G hoặc thậm chí 4G, WiMAX, truyền hình di động, mạng thế hệ sau NGN sẽ được đẩy mạnh ở Việt Nam và trở thành dòng chủ lưu trong sự phát triển công nghệ viễn thông Việt

Nam. Đây được coi là nguy cơ tụt hậu về công nghệ nếu các doanh ngiệp không nắm bắt đầu tư kịp thời.

Qua phân tích các yếu tố từ môi trường bên ngoài, ta có bảng nguy cơ và cơ hội để tổng hợp, đánh giá mức độ phản ứng của chi nhánh với những cơ hội và nguy cơ như thế nào, đưa ra nhận định môi trường bên ngoài là thuận lợi hay không thuận lợi trong việc góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 11: NGUY CƠ VÀ CƠ HỘI TỪ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Các yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố kinh tế Tốc tăng trưởng GDP 0,15 3 0,45

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 0,10 4 0,40

Tỉ giá hối đoái (USD/VND) 0,05 2 0,10

Yếu tố chính trị

Sự ổn định của môi trường chính trị, pháp lý 0,05 2 0,10

Kiểm soát của nhà nước 0,20 4 0,80

Các quy định trong ngành viễn thông 0,10 3 0,30

Yếu tố xã hội

Quy mô GDP 0,10 3 0,30

Trình độ dân trí 0,15 4 0,60

Yếu tố công nghệ

Sự phát triển của các sản phẩm công nghệ cao trong kỹ thuật truyền dẫn

0,10 3 0,30

Tổng cộng 1,00 3,35

[Nguồn: Tự thực hiện]

- Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ hội nhập của các vùng kinh tế có vai trò trong việc gia tăng thị phần và phát triển mạng. Đó là nhân tố đã góp phần cho sự phát triển nhanh chóng của mạng Vinaphone

- Yếu tố chính trị: có vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện hay kiềm chế sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Yếu tố xã hội: nhu cầu về sự tiện lợi và xu hướng tiêu dùng hiện đại của khách hàng đóng vai trò quan trọng cho các doanh ngiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ.

- Yếu tố công nghệ: sự xuất hiện của các công nghệ mới đang là yếu tố quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Với tổng mức điểm quan trọng 3,35 cho thấy rằng chi nhánh đã có sự chuẩn bị về công nghệ và tranh thủ những cơ hội từ bên ngoài đang diễn ra để phát huy nội lực của công ty

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN BẾN TRE (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)