An toàn luôn là tiêu chí trong mọi hoạt động của Ngân hàng. Để làm tốt điều này, chi nhánh đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có rủi ro tín dụng. Với kiến thức của mình, em xin góp ý thêm một số biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại đơn vị.
* Đối với công tác phát vay:
- Điều quan trọng là không ngừng nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.
- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay
- Trong nghiệp vụ chuyên môn cần nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan.
- Coi trọng quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi. Đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn đầu giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ. Vì thế quá trình thẩm định phải thực hiện thật kỹ trước và trong khi cho vay tức là phải nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn như: về phương án sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn.
- Có chiến lược cụ thể từng thời điểm về tài sản thế chấp, địa bàn cho vay, đối tượng cho vay, loại hình cho vay và lãi suất cho vay.
* Đối với công tác quản lý và xử lý nợ:
- Định kỳ hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp không có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác.
- Ngân hàng thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
- Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng.
-Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn. Đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm,... để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho ngân hàng.
- Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.
- Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ ngân hàng.
- Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm, có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, ngân hàng có thể có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ.
- Cuối cùng, giải pháp tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng phải thật cẩn trọng trước khi đặt bút quyết định một món vay mới.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, môi trường hoạt động của chi nhánh có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp không ít khó khăn tác động. Dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo, với sự phấn đấu khắc phục khó khăn thử thách trong cơ chế thị trường, Ngân hàng đã thu được một số kết quả nhất định:
- Lĩnh vực huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng. Tuy nhiên, tiền gởi tiết kiệm còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động, điều này có nghĩa là Ngân hàng còn phải chịu chi phí lãi suất cao.
- Tổng doanh số cho vay, Tổng doanh số thu nợ, Tổng dư nợ cho vay, trung bình đều tăng: tương ứng là 17,38%, 15,31% và 17,94%.
- Việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn đã đạt kết quả đáng kể, khối lượng tín dụng đang lưu hành tương đối lành mạnh, các khoản nợ quá hạn cũ còn lại với tỷ lệ thấp.
Nói chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên lĩnh vực đầu tư tín dụng trong thời gian qua đạt hiệu quả cao với tổng doanh thu từ lĩnh vực này trung bình chiếm 89,35% trên tổng doanh thu của Ngân hàng.
Để tiếp tục phát triển, Chi nhánh Cần Thơ cần phải chú trọng phát triển "khách hàng mục tiêu" là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể. Điều quan trọng là chi nhánh cần phải tiếp tục đa dạng hóa mục đích cho vay như: sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, đầu tư dự án, các tiểu dự án nông nghiệp - nông thôn, mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà, và kể cả vay vốn làm kinh tế phụ gia đình…
Trong tương lai, hoạt động kinh doanh của NHTMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục đối phó với nhiều khó khăn phức tạp, nhưng với kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ được tích lũy từ nhiều năm. Ngân hàng có thể tin tưởng chắc chắn rằng, với đà tăng trưởng phát triển nhiều mặt nghiệp vụ phong phú, đa dạng, sẽ đạt thành quả lớn hơn trong thời gian sắp tới, để thiết thực lập công chào mừng 10 năm thành lập chi nhánh, và gần hơn là chào mừng 20 năm thành lập SGCTNH, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đầu tiên ở Việt Nam.
6.2. KIẾN NGHỊ
* Đối với các ngành hữu quan:
- Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM.
- NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro.
- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.
- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật.
* Đối với NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ:
- Tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn, thực hiện chính sách khuyến mãi, trúng thưởng, tặng thưởng, tiết kiệm tại nhà,…nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn huy động tại chỗ. Phối hợp với các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua ngân hàng, từ đó có thể tăng cường vốn huy động thông qua hình thức tiền gửi thanh toán.
- Cán bộ tín dụng trong quá trình xuống địa bàn thẩm định, kết hợp với công tác tuyên truyền, phát tờ bướm cho người dân về các chính sách khuyến mãi, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, nhằm quảng bá thương hiệu Ngân hàng và thu hút khách hàng.
- Thường xuyên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài hay in biểu ngữ đặt ở nơi đông người để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.
- Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.
- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng cung ứng vốn, tăng khả năng giám sát vốn vay và có thể phân tán được rủi ro.
- Tổ chức các buổi hội thảo phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất ở tất cả các lĩnh vực: tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kho quỹ... cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho đội ngũ cán bộ tại các phòng nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Thái Văn Đại, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Trường Đại Học Cần Thơ, năm 2005.
2. T.s Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2000.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo tình hình cho vay, thu nợ năm 2004, 2005, 2006 của NH TMCP SGCT Cần Thơ.
4. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. 6. www.google.com.vn
PHỤ LỤC
LÃI SUẤT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
A. Bằng đồng Việt Nam (VND) Lãnh lãi cuối kỳ (%/tháng) Lãnh lãi hàng quý (%/tháng) Lãnh lãi hàng tháng (%/tháng) Lãnh lãi trước (%/kỳ hạn) Không kỳ hạn - 0,25 - Có kỳ hạn 01 tháng 0,610 - 0,610 0,606 02 tháng 0,640 - 0,638 1,264 03 tháng 0,720 0,720 0,715 2,114 05 tháng 0,730 - 0,720 3,521 06 tháng 0,740 0,732 0,727 4,251 08 tháng 0,750 - 0,731 5,660 09 tháng 0,760 0,743 0,738 6,402 11 tháng 0,770 - 0,741 7,809 12 tháng 0,780 0,747 0,742 8,559 13 tháng 0,785 - 0,748 9,260 18 tháng 0,790 0,754 0,750 12,450 24 tháng 0,820 0,757 0,751 16,444
B. Bằng Dollar Mỹ (USD)
Lãnh lãi khi đáo hạn (%/năm)
Không kỳ hạn 1,50 Có kỳ hạn 01 tháng 4,10 02 tháng 4,20 03 tháng 4,45 06 tháng 4,55 09 tháng 4,70 12 tháng 4,85 13 tháng 4,86 18 tháng 4,90 24 tháng 4,91 36 tháng 4,93
LÃI SUẤT TIỀN GỬI THANH TOÁN A. Bằng đồng Việt Nam (VND) Lãi suất (%/tháng) Không kỳ hạn 0,25 Có kỳ hạn 01 tháng 0,54 02 tháng 0,58 03 tháng 0,64 06 tháng 0,66 09 tháng 0,68 12 tháng 0,70 13 tháng 0,71 18 tháng 0,73 24 tháng 0,75 B. Bằng Dollar Mỹ (USD)
Lãi suất (%/năm)
Không kỳ hạn 0,50 Có kỳ hạn 01 tháng 1,20 02 tháng 1,20 03 tháng 1,20 06 tháng 1,20 09 tháng 1,50 12 tháng 1,50 18 tháng 1,50
LÃI SUẤT NGẮN HẠN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Đi vay Vốn điều hòa 0,67 0,72 0,75 Tiền gửi 0,20 – 0,68 0,25 – 0,70 0,25 – 0,73 Cho vay 0,90 – 1,00 0,93 – 1,05 1,05 – 1,20
LÃI SUẤT TRUNG, DÀI HẠN
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Đi vay Tiền gửi 0,69 – 0,72 0,70 – 0,75 0,70 – 0,77 Cho vay 0,95 – 1,20 1,10 – 1,20 1,10 – 1,30