Doanh số cho vay theo thời gian

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 44 - 47)

Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ tư nhân cá thể, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Chi tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38

Tỷ trọng (%) 100 100 100

- Ngắn hạn 388.254 313.949 582.716 -74.305 -19,14 268.767 85,61

Tỷ trọng (%) 71,52 75,71 88,72 4,18 13,02

- Trung, dài hạn 154.598 100.746 74.065 -53.852 -34,83 -26.681 -26,48

Do đối tượng cho vay chủ yếu của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ là loại hình kinh tế tư nhân và cá thể nên vòng quay vốn theo mùa vụ, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế, trong doanh số cho vay của Ngân hàng hằng năm thì vốn vay ngắn hạn chiếm đa số (hơn 70%) và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm, riêng năm 2006, tỷ trọng vốn cho vay ngắn hạn chiếm gần 90% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, tín dụng ngắn hạn sẽ hạn chế rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn bằng nhiều chính sách như: đơn giản hóa thủ tục, dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng,…Từ đó đẩy doanh số cho vay ngắn hạn lên cao.

Tuy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 có giảm so với năm 2004 (nguyên nhân là do doanh số cho vay các ngành công nghiệp chế biến, thủy sản và một số ngành khác giảm) nhưng trong năm 2006 đã tăng trở lại với doanh số cao hơn, tăng 268.767 triệu đồng (tương ứng với 85,61%). Đây là kết quả đáng mừng trong nổ lực tăng doanh số cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng.

Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì doanh số cho vay trung dài hạn lại giảm về số lượng cũng như tỷ trọng. Năm 2005, số tiền cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm 53.852 triệu đồng (tỷ lệ gảm 34,83%) so với năm 2004. Năm 2006 lại tiếp tục giảm 26.681 triệu đồng so với 2005.

Khách hàng vay trung dài hạn chủ yếu với mục đích xây dựng cơ sở, đầu tư máy móc thiết bị,…vì thời hạn cho vay tương đối dài với những rủi ro tiềm ẩn do lãi suất cao. Cộng thêm thời gian dài, thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn của NH nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Ngoài ra, với số vốn huy động được, ngân hàng ưu tiên cho tín dụng ngắn hạn nên tín dụng trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Điều này tuy có làm giảm đi một phần thu nhập do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng bù lại, nếu đầu tư nhiều cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng có thể giảm bớt rủi ro, tăng vòng quay của vốn,…Vì vậy sự định hướng này cũng khá hợp lý.

Tóm lại, doanh số cho vay của Ngân hàng có sự biến động tăng giảm, điều

2004 là 128.157 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 lại tăng trở lại với tốc độ lớn hơn so với tốc độ giảm (tỷ lệ 58,38%). Góp phần lớn vào sự biến động đó là do doanh số cho vay ngắn hạn thay đổi. Qua đây phần nào cho thấy xu hướng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Với những ưu thế của mình, tín dụng ngắn hạn đã chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay của chi nhánh.

388.254 313.949 582.716 154.598 100.746 74.065 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng

Trung, dài hạn Ngắn hạn

Hình 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 44 - 47)