Doanh số thu nợ theo ngành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 47 - 51)

* Ngành công nghiệp chế biến

Doanh số thu nợ của ngành tăng giảm theo doanh số cho vay. Năm 2005, như đã phân tích, với những biến động của thị trường, cộng thêm tình hình giá cả của một số mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu, đã tác động khá lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các nhà đầu tư. Vì vậy làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm 42,27% so với năm 2004, tương ứng với số tiền là 70.068 triệu đồng. Đây là vấn đề làm bận tâm không chỉ ban lãnh đạo mà còn là của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Nhưng đây phần lớn là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.

Năm 2006, cùng với sự vực dậy của ngành công nghiệp chế biến: nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết, chế biến thủy sản cũng có nhiều khởi sắc. Các doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán khoản nợ thiếu nhằm tạo uy tín để có thể quan hệ lâu dài với Ngân hàng sau này. Tính đến cuối năm, ngân hàng thu được 189.941 triệu đồng, tăng 98,47% so với năm 2005. Kết quả này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với doanh số thu nợ của ngành công nghiệp chế biến, nó còn góp phần lớn làm tăng tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2006.

* Ngành thủy sản

Có thể nói có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngành công nghiệp chế biến và ngành thủy sản. Bởi lẽ, thủy sản chính là nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến (chế biến thủy sản), hay nói cách khác, công nghiệp chế biến là đầu ra cho ngành thủy sản. Vì thế, ngành này có biến động thì ngành kia cũng không thể ổn định. Giống như ngành công nghiệp chế biến, doanh số thu nợ của riêng ngành thủy sản cũng giảm 30.457 triệu đồng trong năm 2005 và tăng 19.721 triệu đồng trong năm 2006.

* Ngành thương nghiệp

Trong những năm qua, thương nghiệp là ngành được Ngân hàng quan tâm đầu tư, doanh số cho vay ngành này liên tục tăng lên. Do đó, doanh số thu nợ của ngành cũng tăng lên theo doanh số cho vay. Như đã trình bày, khách hàng ở ngành này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, đây là thành phần kinh tế kinh doanh độc lập chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay của ngân hàng. Vì họ là người tự chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ vay vốn của mình nên đa số họ sử dụng vốn vay đúng mục đích, từ đó kết quả kinh doanh đạt lợi nhuận cao và họ cũng có ý thức trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Theo số liệu thống kê cho thấy, doanh số thu nợ ngành thương nghiệp tăng liên tục qua các năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tăng 11,03% so với 2004 và năm 2006 tăng 37,61% so với 2005. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với hoạt động tín dụng của ngành nghề này. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy trong thời gian kế tiếp.

* Ngành nông nghiệp

Tuy chiếm tỷ trong không cao trong tổng cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, nhưng hoạt động hiệu quả của khách hàng nông nghiệp cũng góp phần đem lại

So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số thu nợ 479.292 403.817 591.044 -75.475 -15,75 187.227 46,36 - Nông nghiệp 5.000 8.322 12.032 3.322 66,44 3.710 44,58 - Công nghiệp chế biến 165.773 95.705 189.941 -70.068 -42,27 94.236 98,47 - Thủy sản 59.421 28.964 48.685 -30.457 -51,26 19.721 68,09 - Thương nghiệp 73.723 81.857 112.641 8.134 11,03 30.784 37,61 - Các ngành khác 175.375 188.969 227.745 13.594 7,75 38.776 20,52

lợi nhuận cho Ngân hàng. Với phương thức kinh doanh mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, những nhà nông đã đầu tư có hiệu quả và làm tốt nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Điều này thể hiện ở doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng qua từng năm. Năm 2005, tăng 3.322 triệu đồng so với 2004. Năm 2006 tăng 3.710 triệu đồng so với 2005.

* Các ngành khác

Có thể khẳng định, đa dạng hóa đầu tư đã đem lại kết quả tốt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Không chỉ làm giảm bớt rủi ro tín dụng, lợi nhuận từ việc cho vay đa ngành nghề còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Dấu hiệu đáng mừng là doanh số thu nợ các ngành khác cũng không ngừng tăng qua 3 năm, mặc dù trong đó cũng có ngành tăng, ngành giảm nhưng tính chung lại là tăng. Năm 2004, doanh số thu nợ các ngành khác là 175.375 triệu đồng. Trong năm 2005, con số này tăng thêm 13.594 triệu đồng. Và năm 2006, doanh số thu nợ là 227.745 triệu đồng.

Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về công thương nghiệp, chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng. Kết quả này còn phải kể đến sự đóng góp của các ngành như vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, …Trên nền tảng những gì đạt được, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy, mở rộng đối tượng cho vay nhưng không dễ dãi trong thẩm định để cho kết quả thu nợ không ngừng được nâng lên.

Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra nhận xét: Trong năm 2005,

doanh số thu nợ giảm 75.475 triệu đồng so với 2004, nguyên nhân là do doanh thu ngành công nghiệp chế biến, thủy sản,…giảm. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt cao nhất trong 3 năm (591.044 triệu đồng), tăng 46,36% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì sau thời gian giảm, doanh số thu nợ đã tăng cao. Điều này có thể lý giải bằng nhiều lý do. Doanh số thu nợ cao hay thấp phụ thuộc phần lớn ở doanh số cho vay nhiều hay ít, vì thế sự tăng giảm của số tiền cho vay cũng ảnh hưởng đến con số thu vào. Ngoài ra, nó còn cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng có tiến triển tốt, cộng thêm thái độ hợp tác tốt của người đi vay, quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng ngày càng được cải thiện.

Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nợ tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ vì thế sự biến động của doanh thu ngắn hạn ảnh hưởng lớn đến con số tổng thu. Năm 2005, như đã phân tích, với những biến động xấu của thị trường các ngành công nghiệp chế biến, thủy sản (những ngành chiếm đa số doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng) làm cho doanh số thu nợ năm này giảm 86.523 triệu đồng với tỷ lệ 22,91%.

Ngoài thiện chí trả nợ của khách hàng, doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào doanh số cho vay cũng như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về kỳ hạn trả nợ. Từ đó nói lên một điều là mặc dù số tiền thu nợ qua các năm có tăng hoặc giảm cũng không thể hiện hoàn toàn rằng ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hay không.

Đi đôi với công tác cho vay thì việc thu nợ cũng là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng phần nào thể hiện hiệu quả công tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)