GIAN TỚI
Cùng với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, năm 2007 là năm đánh dấu chặng đường 20 năm đồng hành phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương. Chi nhánh Cần Thơ tiếp tục phấn đấu để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SGCTNH giao và đề ra phương hướng hoạt động như sau:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao theo yêu cầu phát triển và định hướng hoạt động của Chi nhánh trong năm 2007 và thời gian tới. Từng cán bộ thể hiện tính chuyên nghiệp trong xử lý để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, giảm thiểu thời gian xử lý công việc.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc được phân công, thực hiện quy chế điều hành, quy chế hoạt động một cách nghiêm túc.
- Tiếp tục bám sát định hướng đầu tư tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ, cá thể, cán bộ công nhân viên.
- Mở rộng một số dịch vụ ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức thích hợp.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng và đề xuất nhiều biện phát hữu hiệu để tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động năm, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý và nguồn vốn dân cư phải là chủ lực để đảm bảo tính ổn định nguồn vốn.
- Tổ chức phối hợp tốt với Hội sở để thực hiện tốt công tác điều hành nguồn vốn tại Chi nhánh một cách hiệu quả nhanh chóng và kịp thời, hỗ trợ cho công tác thanh toán và chi trả.
- Tăng cường kiểm tra tình hình vốn vay, tài sản, vật tư làm đảm bảo vay nợ của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng vốn tín dụng.
- Tăng cường mở rộng thực hiện chính sách thu hút khách hàng. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tập trung tại một ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đánh giá quy trình nghiệp vụ để kịp thời đề xuất, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện để việc triển khai thực hiện thực tế mang lại hiệu quả cao hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải mang tính thường xuyên liên tục không chỉ của phòng kiểm soát nội bộ mà cả các lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ Chi nhánh, thực hiện trách nhiệm kiểm soát quy trình, quy định trong xử lý tác nghiệp đảm bảo an toàn theo đúng quy định.
- Tổ chức thực hiện đúng quy trình hạch toán kế toán và nguyên tắc chế độ trong quản lý thu chi tài chính và thực hiện chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
- Công tác an toàn kho quỹ, bộ phận ngân quỹ tổ chức đúng quy trình, đúng nguyên tắc chế độ đảm bảo an toàn, không mất mát, nhầm lẫn.
- Trong năm 2007, NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu sau:
. Vốn huy động: tăng 25% so với năm 2006. . Tổng dư nợ cho vay: tăng 20% so với năm 2006.
. Nợ quá hạn: phấn đấu lành mạnh tình hình tài chính, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% trên tổng dư nợ.
. Về thu nhập: phấn đấu đạt thu nhập trước thuế trên 5 tỷ đồng, trong đó tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006) 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Vốn huy động tại chỗ
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng. Năm 2004 là 30.768 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 13.769 triệu đồng (tỷ lệ 44,75%), và năm 2006 nguồn vốn huy động đạt mức 48.775 triệu đồng, tăng 9,52% so với năm 2005. Đây là kết quả nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng, bên cạnh việc đưa ra khung lãi suất phù hợp với từng thời kỳ để thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền.
Trong thời gian qua, Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục điều hành theo hướng thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Một số ngân hàng trên địa bàn đã tăng lãi suất huy động tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó, trong năm 2006 tốc độ huy động vốn tại chi nhánh có tăng chậm so với năm trước.
Vốn huy động của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.
4.1.1.1. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, trung bình trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tổng vốn huy động. Vốn huy động tại chỗ tăng lên qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm.
Cần Thơ sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập ngày càng cao, do đó nhu cầu tích lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong tương lai gia tăng. Nắm bắt nhu cầu đó, Ngân hàng vừa tăng cường công tác huy động nguồn vốn, vừa tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra nên vẫn luôn
luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản tiền bạc của khách hàng, tạo được lòng tin tuyệt đối với khách hàng. Ngoài ra, gửi tiền ở ngân hàng không chỉ an toàn mà còn được hưởng lãi suất. Từ đó góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên (năm 2005 tăng 67,88% so với năm 2004 và năm 2006 lại tiếp tục tăng thêm 12,7%). Mặt khác, với việc áp dụng mức lãi suất khá hấp dẫn và linh hoạt trong từng thời kỳ, cộng thêm với những cải tiến đơn giản về thủ tục đã ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng.
Tuy nhiên, sang năm 2006 vì thị trường chứng khoán đã hút một lượng lớn nguồn vốn của dân cư, thị trường vàng cũng hấp dẫn đầu tư cho nên tốc độ huy động tiền gửi có dấu hiệu chững lại (tăng với tốc độ thấp hơn năm trước).
4.1.1.2. Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối thấp, trung bình chưa tới 20% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Do đặc điểm đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng giảm qua các năm, cụ thể là năm 2005 là 6.753 triệu đồng, giảm 18,26% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 6.194 triệu đồng giảm 8,28% so với năm 2005. Nguyên nhân loại tiền này giảm là do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh có qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản nên lượng tiền nhàn rỗi ít dẫn đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp không ổn định và số dư thấp.
Nhìn chung, về mặt huy động vốn tại chi nhánh chưa thật sự mạnh chưa đạt
được kế hoạch đề ra (trung bình chiếm 25,78% trong tổng nguồn vốn huy động cho vay). Một nguyên nhân cũng khá quan trọng là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu giữ và thu hút khách hàng gửi tiền, không chỉ tăng lãi suất, các NHTM còn cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, từ phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng (trúng vàng, xe hơi, nhà…) đến “chiêu” chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước hạn khi gửi có kỳ hạn... Ngoài ra, do thói quen của người dân còn có xu hướng mua vàng dự trữ trong nhà, cộng với tình hình hiện nay, giá vàng không ổn định có thời gian
ĐVT: triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 123.378 163.742 193.606 40.364 32,72 29.864 18,24 Vốn huy động tại chỗ 30.768 44.537 48.775 13.769 44,75 4.238 9,52 - Tiền gởi tiết kiệm 22.506 37.784 42.581 15.278 67,88 4.797 12,70 - Tiền gởi thanh toán 8.262 6.753 6.194 -1.509 -18,26 -559 -8,28 Vốn điều hòa 92.610 119.205 144.831 26.595 28,72 25.626 21,50
người dân đổ xô đi mua vàng để kiếm lời. Tâm lý người dân còn e dè, chưa thật sự quen với hình thức gởi tiết kiệm.
4.1.2. Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở
Vốn vay từ Hội sở chiếm tỷ trọng cao tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, trung bình trên 74%. Khách hàng chủ yếu của đơn vị là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể thuộc các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, đặc biệt trong thời gian gần đây là ngành thủy sản nên nhu cầu vốn khá nhiều. Mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng chỉ đáp ứng được từ 25-30% nhu cầu hoạt động của chi nhánh, do đó, đơn vị phải đi vay từ Hội sở.
Qua 3 năm, vốn điều chuyển từ Hội sở cho chi nhánh tăng đều. Cụ thể, năm 2004 là 92.610 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 28,72%. Sang năm 2006, lượng vốn điều hòa là 144.831 triệu đồng, tăng 21,5% so với năm 2005. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, nhưng khả năng tự huy động của chi nhánh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay của xã hội.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vốn vay của Hội sở sẽ làm kết quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút, do lãi suất trả cho vốn điều hòa cao hơn so với lãi suất huy động vốn tại chỗ. Cho nên vay càng nhiều thì trả lãi càng nhiều. Mặt khác, khả năng huy động tại chỗ của Ngân hàng được xem là yếu khi mà vốn vay cao hơn nhiều so với huy động vốn tại chỗ. Do vậy, chi nhánh cũng đã tự nổ lực huy động vốn, giảm sự điều chuyển từ Hội sở, bởi vì vốn huy động tại chỗ là nguồn đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế được kịp thời hơn. Tuy nhiên, kết quả của công tác huy động vốn tại Chi nhánh chưa thực sự khả quan.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo ngành
Ngày nay, hòa chung với sự phát triển của đất nước, trong bối cảnh các ngành kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh của mình, toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn Công Thương nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài ra, đây còn là giải pháp để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Do đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, bên cạnh cho vay ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ còn đầu tư vào các ngành thủy sản, nông nghiệp, xây dựng, thông tin liên liên lạc,…và nhiều ngành khác. Tuy nhiên, vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương nghiệp, thủy sản, nông nghiệp.
* Ngành công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, chủ yếu gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản.
Nhìn chung doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến có sự biến động qua 3 năm. Năm 2005 giảm gần 40% so với 2004, nhưng năm 2006 lại tăng cao, tăng gần 112 triệu (hơn 106%) so với 2005.
Như chúng ta đã biết, công việc thu mua, chế biến nông, thủy sản là theo mùa vụ, theo nhu cầu của thị trường. Năm 2005, do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài nên thị truờng đầu ra gặp khó khăn. Về tình hình lương thực cũng không được khả quan: cây lúa thì bị dịch bệnh hoành hành, sản lượng thất thu. Thị trường xuất khẩu gạo bị cạnh tranh về giá cũng như chất lượng,…Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Ngoài nguyên nhân khách hàng đến xin vay ở ngân hàng giảm, còn do Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, nhằm hạn chế rủi ro, chỉ xét duyệt cho vay những doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả. Do đó, trong năm này, doanh số cho vay giảm.
Sang năm 2006, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành hữu quan, cộng với việc mở rộng nhiều thị trường mới, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp chế biến có nhiều khả quan, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư và nhu cầu vốn cũng nhiều hơn. Trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt con số 215.746 triệu đồng, tăng gần 107% so với năm 2005.
Nhìn chung, công nghiệp chế biến là ngành phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã
và đang tập trung phát triển cho vay đối với ngành nghề này, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm (trung bình gần 30% tổng doanh số cho vay). Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này, Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư cho thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay được an toàn và hiệu quả.
* Ngành thương nghiệp
Đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ.
Doanh số cho vay thuộc ngành nghề này tăng qua 3 năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng gần 37% so với năm 2004 (tương đuơng tăng 21.894 triệu đồng), sang năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 60% với số tuyệt đối tăng 49.118 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngành này là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…mà trong khoảng mấy năm từ 2003 đến nay, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động của những khách hàng này lại ổn định, khả năng quay vòng vốn nhanh nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này.
* Ngành thủy sản
Số liệu qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay của ngành này cũng có sự biến động khá lớn.
Năm 2005, cùng với thị trường có nhiều biến động: xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, đầu ra không ổn định, lại thêm mất mùa vì dịch bệnh,…đã ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi trồng thủy sản. Số lượng khách hàng đến vay tiền đầu tư cho thủy sản giảm, phần vì ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn nhằm hạn chế rủi ro trước tình hình của thị trường. Từ đó làm cho doanh số cho vay ngành thủy sản trong năm 2005 giảm 57,92% so với năm 2004.
Năm 2006, thị trường thủy sản có nhiều khả quan. Ngành công nghiệp chế biến phát triển trở lại vì vậy nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng, đây là điều kiện