Vốn vay từ Hội sở chiếm tỷ trọng cao tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, trung bình trên 74%. Khách hàng chủ yếu của đơn vị là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể thuộc các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, đặc biệt trong thời gian gần đây là ngành thủy sản nên nhu cầu vốn khá nhiều. Mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng chỉ đáp ứng được từ 25-30% nhu cầu hoạt động của chi nhánh, do đó, đơn vị phải đi vay từ Hội sở.
Qua 3 năm, vốn điều chuyển từ Hội sở cho chi nhánh tăng đều. Cụ thể, năm 2004 là 92.610 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 28,72%. Sang năm 2006, lượng vốn điều hòa là 144.831 triệu đồng, tăng 21,5% so với năm 2005. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, nhưng khả năng tự huy động của chi nhánh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay của xã hội.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vốn vay của Hội sở sẽ làm kết quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút, do lãi suất trả cho vốn điều hòa cao hơn so với lãi suất huy động vốn tại chỗ. Cho nên vay càng nhiều thì trả lãi càng nhiều. Mặt khác, khả năng huy động tại chỗ của Ngân hàng được xem là yếu khi mà vốn vay cao hơn nhiều so với huy động vốn tại chỗ. Do vậy, chi nhánh cũng đã tự nổ lực huy động vốn, giảm sự điều chuyển từ Hội sở, bởi vì vốn huy động tại chỗ là nguồn đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế được kịp thời hơn. Tuy nhiên, kết quả của công tác huy động vốn tại Chi nhánh chưa thực sự khả quan.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo ngành
Ngày nay, hòa chung với sự phát triển của đất nước, trong bối cảnh các ngành kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh của mình, toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn Công Thương nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài ra, đây còn là giải pháp để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Do đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, bên cạnh cho vay ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ còn đầu tư vào các ngành thủy sản, nông nghiệp, xây dựng, thông tin liên liên lạc,…và nhiều ngành khác. Tuy nhiên, vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương nghiệp, thủy sản, nông nghiệp.
* Ngành công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, chủ yếu gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản.
Nhìn chung doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến có sự biến động qua 3 năm. Năm 2005 giảm gần 40% so với 2004, nhưng năm 2006 lại tăng cao, tăng gần 112 triệu (hơn 106%) so với 2005.
Như chúng ta đã biết, công việc thu mua, chế biến nông, thủy sản là theo mùa vụ, theo nhu cầu của thị trường. Năm 2005, do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài nên thị truờng đầu ra gặp khó khăn. Về tình hình lương thực cũng không được khả quan: cây lúa thì bị dịch bệnh hoành hành, sản lượng thất thu. Thị trường xuất khẩu gạo bị cạnh tranh về giá cũng như chất lượng,…Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Ngoài nguyên nhân khách hàng đến xin vay ở ngân hàng giảm, còn do Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, nhằm hạn chế rủi ro, chỉ xét duyệt cho vay những doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả. Do đó, trong năm này, doanh số cho vay giảm.
Sang năm 2006, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành hữu quan, cộng với việc mở rộng nhiều thị trường mới, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp chế biến có nhiều khả quan, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư và nhu cầu vốn cũng nhiều hơn. Trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt con số 215.746 triệu đồng, tăng gần 107% so với năm 2005.
Nhìn chung, công nghiệp chế biến là ngành phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã
và đang tập trung phát triển cho vay đối với ngành nghề này, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm (trung bình gần 30% tổng doanh số cho vay). Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này, Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư cho thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay được an toàn và hiệu quả.
* Ngành thương nghiệp
Đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ.
Doanh số cho vay thuộc ngành nghề này tăng qua 3 năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng gần 37% so với năm 2004 (tương đuơng tăng 21.894 triệu đồng), sang năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 60% với số tuyệt đối tăng 49.118 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngành này là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…mà trong khoảng mấy năm từ 2003 đến nay, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động của những khách hàng này lại ổn định, khả năng quay vòng vốn nhanh nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này.
* Ngành thủy sản
Số liệu qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay của ngành này cũng có sự biến động khá lớn.
Năm 2005, cùng với thị trường có nhiều biến động: xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, đầu ra không ổn định, lại thêm mất mùa vì dịch bệnh,…đã ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi trồng thủy sản. Số lượng khách hàng đến vay tiền đầu tư cho thủy sản giảm, phần vì ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn nhằm hạn chế rủi ro trước tình hình của thị trường. Từ đó làm cho doanh số cho vay ngành thủy sản trong năm 2005 giảm 57,92% so với năm 2004.
Năm 2006, thị trường thủy sản có nhiều khả quan. Ngành công nghiệp chế biến phát triển trở lại vì vậy nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng, đây là điều kiện
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38
- Nông nghiệp 4.730 12.634 14.562 7.904 167,10 1.928 15,26
- Công nghiệp chế biến 173.465 104.230 215.746 -69.235 -39,91 111.516 106,99
- Thủy sản 74.727 31.447 55.205 -43.280 -57,92 23.758 75,55
- Thương nghiệp 59.945 81.839 130.957 21.894 36,52 49.118 60,02
kéo theo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Giá con cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL tăng. Cả doanh nghiệp và người nuôi đã bước vào “cuộc chiến” săn tìm cá, người dân ở các tỉnh ĐBSCL rủ nhau đào ao, lập bè nuôi cá. Nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ tăng vốn cho vay đối với ngành nghề này. Kết quả là doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 23.758 triệu đồng (hơn 75% so với năm 2005). Với những dấu hiệu tốt về thị trường thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá da trơn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như hiện nay, hứa hẹn doanh số cho vay ngành này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Thủy sản Thương nghiệp Các ngành khác Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hình 1: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH
* Ngành Nông nghiệp
Doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tăng liên tục qua 3 năm.
Khách hàng vay đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là những hộ kinh doanh với quy mô lớn (chăn nuôi lợn, bò thịt, trồng mía,…). Thời kinh tế thị trường, nông nghiệp cũng phải chuyên môn hóa, muốn đạt lợi nhuận cao phải đầu tư quy mô lớn, vì vậy cần nhiều vốn. NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã đáp ứng phần nào nhu cầu đó. Với thủ tục đơn giản, thái độ tận tình của đội ngũ cán bộ tín dụng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương từng
có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Từ đó đã thu hút được đông đảo khách hàng đến vay vốn, đẩy doanh số cho vay tăng vượt qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng thêm 7.904 triệu đồng so với năm 2004, và trong năm 2006 lại tiếp tục tăng 15,26% so với năm 2005.
* Các ngành khác
Các ngành khác ở đây bao gồm: xây dựng, nhà hàng khách sạn, vận tải kho bãi, cho vay hoạt động phục vụ cá nhân…Đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hóa đầu tư trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm phong phú thêm lượng khách hàng của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2004, doanh số cho vay ngành khác là 229.985 triệu đồng. Năm 2005, giảm 45.440 triệu đồng so với 2004 và trong năm 2006 tăng thêm 55.766 triệu đồng so với 2005.
Ngày nay, mức sống của người dân tương đối cao, nhu cầu sắm sửa, xây dựng phục vụ cho sinh hoạt tăng, cho vay xây nhà, tiêu dùng ngày càng phát triển. Còn các ngành như khách sạn, nhà hàng, sản xuất và phân phối điện, nước cũng có lúc tăng, giảm nhưng con số cho vay những ngành này tương đối thấp và Ngân hàng cho vay cả ngắn hạn và trung dài hạn.
Tóm lại, tổng doanh số cho vay của NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi
nhánh Cần Thơ trong 3 năm qua có sự biến động tăng giảm theo nhu cầu thị trường. Năm 2005, giảm 128.157 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến, thủy sản và một số ngành khác giảm, trong khi các ngành như thương nghhiệp, nông nghiệp và một số ngành khác có tăng nhưng không bù đắp đủ phần giảm. Sang năm 2006, doanh số cho vay các ngành đều tăng, kết quả là tổng doanh số cho vay tăng nhanh, hơn 58% so với năm 2005, đạt mức 656.781 triệu đồng.
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời gian
Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ tư nhân cá thể, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chi tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38
Tỷ trọng (%) 100 100 100
- Ngắn hạn 388.254 313.949 582.716 -74.305 -19,14 268.767 85,61
Tỷ trọng (%) 71,52 75,71 88,72 4,18 13,02
- Trung, dài hạn 154.598 100.746 74.065 -53.852 -34,83 -26.681 -26,48
Do đối tượng cho vay chủ yếu của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ là loại hình kinh tế tư nhân và cá thể nên vòng quay vốn theo mùa vụ, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế, trong doanh số cho vay của Ngân hàng hằng năm thì vốn vay ngắn hạn chiếm đa số (hơn 70%) và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm, riêng năm 2006, tỷ trọng vốn cho vay ngắn hạn chiếm gần 90% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, tín dụng ngắn hạn sẽ hạn chế rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn bằng nhiều chính sách như: đơn giản hóa thủ tục, dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng,…Từ đó đẩy doanh số cho vay ngắn hạn lên cao.
Tuy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 có giảm so với năm 2004 (nguyên nhân là do doanh số cho vay các ngành công nghiệp chế biến, thủy sản và một số ngành khác giảm) nhưng trong năm 2006 đã tăng trở lại với doanh số cao hơn, tăng 268.767 triệu đồng (tương ứng với 85,61%). Đây là kết quả đáng mừng trong nổ lực tăng doanh số cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng.
Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng thì doanh số cho vay trung dài hạn lại giảm về số lượng cũng như tỷ trọng. Năm 2005, số tiền cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm 53.852 triệu đồng (tỷ lệ gảm 34,83%) so với năm 2004. Năm 2006 lại tiếp tục giảm 26.681 triệu đồng so với 2005.
Khách hàng vay trung dài hạn chủ yếu với mục đích xây dựng cơ sở, đầu tư máy móc thiết bị,…vì thời hạn cho vay tương đối dài với những rủi ro tiềm ẩn do lãi suất cao. Cộng thêm thời gian dài, thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn của NH nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Ngoài ra, với số vốn huy động được, ngân hàng ưu tiên cho tín dụng ngắn hạn nên tín dụng trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Điều này tuy có làm giảm đi một phần thu nhập do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn nhưng bù lại, nếu đầu tư nhiều cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng có thể giảm bớt rủi ro, tăng vòng quay của vốn,…Vì vậy sự định hướng này cũng khá hợp lý.
Tóm lại, doanh số cho vay của Ngân hàng có sự biến động tăng giảm, điều
2004 là 128.157 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 lại tăng trở lại với tốc độ lớn hơn so với tốc độ giảm (tỷ lệ 58,38%). Góp phần lớn vào sự biến động đó là do doanh số cho vay ngắn hạn thay đổi. Qua đây phần nào cho thấy xu hướng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Với những ưu thế của mình, tín dụng ngắn hạn đã chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay của chi nhánh.
388.254 313.949 582.716 154.598 100.746 74.065 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng
Trung, dài hạn Ngắn hạn
Hình 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo ngành * Ngành công nghiệp chế biến * Ngành công nghiệp chế biến
Doanh số thu nợ của ngành tăng giảm theo doanh số cho vay. Năm 2005, như đã phân tích, với những biến động của thị trường, cộng thêm tình hình giá cả của một số mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu, đã tác động khá lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các nhà đầu tư. Vì vậy làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm 42,27% so với năm 2004, tương ứng với số tiền là