Dư nợ theo ngành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 54 - 58)

Thực hiện từng bước giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP của tỉnh để tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Theo chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, những năm vừa qua, vốn cho vay của Ngân hàng cũng đã chuyển hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu này. Thể hiện tỷ trọng đầu tư tín dụng vào các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ luôn cao hơn so với khu vực nông nghiệp.

* Ngành công nghiệp chế biến

Qua số liệu cho thấy dư nợ ngành công nghiệp chế biến liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2004, dư nợ là 46.648 triệu đồng, tăng 22,36% so với năm 2004. Và trong năm 2006, dư nợ đạt mức 72.453 triệu đồng, tăng 55,32% so với năm 2005, nguyên nhân là do trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao (tăng gần 107% so với năm 2005). Không chỉ tăng về số lượng, cả tỷ trọng trong tổng dư nợ của Ngân hàng cũng tăng từ 18,66% (2004) lên 25,79% (2006). Dư nợ tăng, chứng tỏ Ngân hàng đang mở rộng tín dụng đối với ngành công nghiệp chế biến-ngành hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Riêng năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn tăng cao so với năm 2005. Với giá trị này, Cần Thơ vẫn là địa phương dẫn đầu về ngành công nghiệp chế biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là cơ hội rất lớn để Ngân hàng phát huy được thế mạnh của mình. Đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài. Vì vậy, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình thực tế để có những quyết định hợp lý.

So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Bảng 7: DƯ NỢ THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 204.302 215.180 280.917 10.878 5,32 65.737 30,55 - Nông nghiệp 5.027 9.339 11.869 4.312 85,78 2.530 27,09 - Công nghiệp chế biến 38.123 46.648 72.453 8.525 22,36 25.805 55,32 - Thủy sản 26.724 29.207 35.727 2.483 9,29 6.520 22,32 - Thương nghiệp 14.410 20.392 38.708 5.982 41,51 18.316 89,82 - Các ngành khác 120.018 109.594 122.160 -10.424 -8,69 12.566 11,47

* Ngành thủy sản

Đối với những hộ nuôi trồng thủy sản quy mô lớn thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống ao, các trại sản xuất giống, máy móc thiết bị…đây là những tài sản có giá trị trên thị trường và dễ mua bán, do đó Ngân hàng có thể mở rộng tài sản đảm bảo tiền vay bằng các tài sản này nhằm giúp các hộ sản xuất có thể thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn Ngân hàng và tăng khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng.

Ưu tiên cho vay các hộ nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, mở rộng hình thức cho vay các dự án khả thi, thực hiện cho vay thế chấp quyền sử dụng đất. Dư nợ của ngành thủy sản trong những năm qua liên tục tăng cao. Năm 2005 tăng 2.483 triệu đồng (9,29%) so với năm 2004. Năm 2006 tăng 6.520 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng 22,32%.

* Ngành thương nghiệp

Đây là khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểm được Ngân hàng đặc biệt quan tâm đầu tư. Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ và tỷ trọng liên tục tăng. Cụ thể, nếu như năm 2004, dư nợ ngành này chỉ chiếm 7,05% tổng dư nợ, năm 2005 là 9,48% thì năm 2006 chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm (13,78%).

Với vị thế là trung tâm của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là sau khi được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu kinh tế Cần Thơ có bước chuyển mình đáng kể, biểu hiện là các ngành thương nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển phong phú đa dạng. Để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh thì vốn vay ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ đã xem xét, chọn lọc và tăng cuờng nguồn vốn đầu tư tín dụng đến các công ty thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Dư nợ tăng bình quân trên 65% / năm. Năm 2006, dư nợ ngành thương nghiệp đạt 38.708 triệu đồng.

* Ngành nông nghiệp

Dư nợ ngành nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm 2005 tăng 4.312 triệu đồng so với năm 2004 (tăng 85,78%). Sang năm 2006, tốc độ tăng có giảm lại (27,09%) chỉ tăng thêm 2.530 triệu đồng so với năm 2005.

Tuy định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng với đặc trưng là một đô thị đồng bằng, cơ cấu dân số nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Nên sau khi hội nhập WTO, hàng hóa chủ lực hiện nay và trong thời gian gần của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng cũng sẽ là nông sản. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro: thiên tai, dịch bệnh, thị trường bấp bênh - được mùa mất giá, mất mùa được giá. Do đó, để có thể phát triển lâu dài, Nhà nước cần phải có chủ trương và quy hoach cụ thể, hợp lý. Và cũng để an toàn nguồn vốn đầu tư của mình, Ngân hàng cần phải luôn theo dõi những định hướng, chủ trương đó.

* Các ngành khác

Ngoài việc mở rộng cho vay các ngành công nghiệp chế biến, thủy sản, thương nghiệp, nông nghiệp. Ngân hàng còn không ngừng đa dạng hóa đối tượng đầu tư vào các ngành khác như: xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lac,…Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng cho các ngành này còn nhiều biến động, dẫn đến dư nợ tăng giảm qua các năm. Năm 2005, giảm 8,69% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 11,47% so với 2005.

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Thủy sản Thương nghiệp Các ngành khác Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH

Tóm lại, trong những năm vừa qua, tín dụng đầu tư của Ngân hàng đã bám sát định hướng của ngành và chủ trương của Thành phố Cần Thơ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong thời gian sắp tới, chủ trương của Ngân hàng là tiếp tục đầu tư tăng tỷ trọng dư nợ cho khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, thủy sản, xây dựng. Giữ vững tỷ trọng dư nợ trong khu vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, trước những diễn biến rất phức tạp về giá cả của một số mặt hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, chi nhánh cần phải theo dõi chặt chẽ các thông tin có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của các cá nhân, tổ chức sử dụng vốn vay ngân hàng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 54 - 58)