Chính sách đầu t− và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 59 - 63)

Để đạt đ−ợc những mục tiêu đề ra trong phần định h−ớng về mặt hàng, chính sách đầu t− và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa quyết định và nên đ−ợc thực hiện theo các h−ớng sau:

1.1. Bộ Công nghiệp và các doanh nghiệp ngành công nghiệp cần thực hiện: hiện:

- Đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo h−ớng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo. Tập trung −u tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao (hàm l−ợng công nghệ, tri thức cao) nh− cơ khí chế tạo (ôtô, xe máy, xe đạp, máy động lực, máy nông nghiệp, đóng và sửa chữa tàu thuyền...), thiết bị điện, điện tử – máy vi tính, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến... để sớm hình thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn mới. Khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu của những sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh nh− hàng may mặc, giày - dép. Phấn đấu nâng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 50% hiện nay lên 70 – 75% vào năm 2010. Bên cạnh đó, cần quan tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động nh− chế biến nông - lâm - thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ...

- Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh thực hiện ch−ơng trình cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, phấn đấu hàng công nghiệp Việt Nam có giá thành bằng hoặc thấp hơn các sản phẩm cùng loại trong khu vực.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các hệ thống quản lý nh− hệ thống quản lý chất l−ợng (ISO 9000), hệ thống quản lý môi tr−ờng (ISO 14000), hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000) trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất l−ợng sản phẩm, tạo dựng uy tín, th−ơng hiệu. Tiến hành đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mặt bằng trình độ công nghệ chung của ngành.

- Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến l−ợc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của mình từ nay đến năm 2010. Khi xây dựng chiến l−ợc cần nghiên cứu thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc, xu thế phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới và khu vực. Trên cơ sở chiến l−ợc xuất khẩu đã xây dựng, nghiên cứu đề xuất các ch−ơng trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh, thị tr−ờng, ph−ơng thức cạnh tranh. Các ch−ơng trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu sau khi đ−ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đi vào hoạt động, xét thấy có hiệu quả sẽ đ−ợc hỗ trợ thông qua các −u đãi về chính sách đầu t−, tài chính, tín dụng, đất đai ...

- Đẩy mạnh các dự án đầu t− ngành công nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất trong n−ớc, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số dự án đầu t− đáng l−u ý đang và sẽ dự kiến triển khai bao gồm:

+ Ngành khoáng sản: Dự án mỏ sắt Thạch Khê, alumin Lâm Đồng, đồng Sin Quyền, bauxit nhôm Lâm Đồng, diatomit Phú Yên, điện phân kẽm Thái Nguyên

+ Ngành cơ khí luyện kim hoá chất: Các dự án thép Miền Bắc, thép cán

nguội Phú Mỹ, thép Sunsteel; Các dự án sản phẩm cơ khí trọng điểm...

+ Ngành tiêu dùng thực phẩm: Các dự án bột giấy, bia Củ Chi, cụm dự án sợi – dệt – nhuộm Hoà Khánh Đà Nẵng...

- Đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà n−ớc, khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia huy động thêm vốn góp cổ phần, tham gia thị tr−ờng chứng khoán để mở rộng sản xuất kinh doanh, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, nâng cao hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp quốc doanh.

- Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ, trong đó có đề xuất những cơ chế, chính sách −u tiên, hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để trình Chính phủ quyết định, tr−ớc mắt tập trung phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày; ngành chế tạo phụ tùng, linh kiện cho ngành cơ khí chế tạo, thiết bị điện - điện tử...; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp trên nguyên tắc hài hoà lợi ích của ng−ời nông dân, của doanh nghiệp và của Nhà n−ớc.

- Các doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập trung tâm sản xuất, giao dịch mua bán nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tr−ớc mắt tập trung vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực nh− dệt may, da giày, chế biến nông lâm hải sản... đặt tại các trung tâm sản xuất, kinh doanh lớn nh−

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình D−ơng, Đồng Nai...

1.2. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp, chính sách sau: các giải pháp, chính sách sau:

a/ Bộ Kế hoạch và Đầu t−:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà n−ớc Việt Nam bố trí kế hoạch vốn tín dụng nhà n−ớc cho các ch−ơng trình, dự án sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp; bảo đảm cho các doanh nghiệp trong n−ớc sản xuất và cung ứng nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng đ−ợc h−ởng −u đãi nh−

các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn đầu t− nên đ−ợc xác định là: Nhà n−ớc tập trung cho những khâu đòi hỏi vốn lớn, có tác dụng cho nhiều doanh nghiệp nh− nghiên cứu khoa học, xây dựng hạ tầng, kho bãi, bến cảng, thành lập các trung tâm th−ơng mại và kho ngoại quan ở n−ớc ngoài... Trong các khâu còn lại, Nhà n−ớc chỉ ban hành các chính sách −u đãi để khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu t− sản xuất, kinh doanh, hạn chế tới mức

thấp nhất, nhanh chóng tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế "xin - cho", bao cấp trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh thu hút vốn đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài vào ngành công nghiệp. Đây là một động lực quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới công nghệ, trong đó −u tiên thu hút đầu t− vào các lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, đầu t− có áp dụng công nghệ hiện đại, lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ, nhằm từng b−ớc gắn kết các doanh nghiệp trong n−ớc vào các công đoạn sản xuất – kinh doanh – phân phối của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Chú trọng cải thiện môi tr−ờng đầu t− một cách đồng bộ để tăng sức hấp dẫn đối với cả đầu t− trong n−ớc và đầu t− trực tiếp của n−ớc ngoài, tích cực, chủ động điều chỉnh Luật Đầu t− n−ớc ngoài theo quy định của WTO về TRIMS, giảm dần, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về chính sách giữa các nhà đầu t− trong n−ớc và n−ớc ngoài. Duy trì môi tr−ờng đầu t− ổn định để tạo tâm lý tin t−ởng cho các nhà đầu t−. Phát triển hợp lý các khu chế xuất, khuyến khích các doanh nghiệp n−ớc ngoài gia tăng xuất khẩu.

b/ Bộ Tài chính:

- Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, bỏ chế độ thu chênh lệch giá đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc hoặc sản xuất ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu. Tiếp tục cải tiến, đơn giản hoá thủ tục thu thuế, hoàn thuế và kiểm tra hải quan; tăng c−ờng và chấn chỉnh công tác kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ thuế và hải quan (hậu kiểm); tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện lộ trình giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo hiểm xuất khẩu và Đề án thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu chuyên làm nhiệm vụ cung cấp tín dụng, bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu với trọng tâm là các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao để trình Chính phủ trong quý IV năm 2004.

- Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế hình thành nguồn vốn phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, nguồn vốn cho đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và khoa học công nghệ.

- Tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến quy trình, thủ tục hải quan, tăng thêm mặt hàng xuất khẩu đ−ợc miễn kiểm tra để rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan xuống ngang bằng với các n−ớc trong khu vực.

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu t−, Tài chính, Th−ơng mại và các Bộ chuyên ngành nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách về nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện cho việc nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm mà trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc hoặc sản xuất ch−a đáp ứng đ−ợc các yêu cầu về số l−ợng và chất l−ợng (nh− miễn giảm thuế, đơn giản hoá thủ tục...) và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong n−ớc đã sản xuất đ−ợc và sản xuất có chất l−ợng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Các Bộ nghiên cứu, ban hành

danh mục nguyên vật liệu đầu vào đ−ợc phép nhập khẩu và đ−ợc −u đãi nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong từng thời kỳ.

c/ Ngân hàng Nhà n−ớc:

- Chỉ đạo hệ thống ngân hàng th−ơng mại tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục thế chấp cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, đ−ợc tiếp cận các nguồn vốn để đầu t−, sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt là đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, ch−ơng trình xuất khẩu có mục tiêu.

d/ Bộ Th−ơng mại:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án xúc tiến th−ơng mại, mở rộng các thị tr−ờng tiêu thụ, trong đó cần triển khai nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các rào cản gia nhập thị tr−ờng hiện nay đối với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại những thị tr−ờng trọng điểm và đề xuất các ph−ơng án triển khai, trình Chính phủ trong quý IV năm 2004.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp lựa chọn một số sản phẩm công nghiệp chế tạo có tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu cao để tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thành những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu lớn nhằm mở rộng danh sách các sản phẩm công nghiệp chế tạo có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD mỗi năm.

- Đẩy mạnh và phát triển nhanh các doanh nghiệp phân phối trong n−ớc để gắn sản xuất với l−u thông, thiết lập hệ thống các tổng đại lý, tổng phát hành phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất đ−a sản phẩm ra thị tr−ờng khu vực và thế giới; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập mối liên hệ với các tập đoàn phân phối có quy mô, uy tín ở n−ớc ngoài để tiêu thụ sản phẩm.

e/ Bộ Khoa học & Công nghệ:

- Nghiên cứu, tiến tới thành lập Ngân hàng Dữ liệu Công nghệ Quốc gia để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp; tạo lập thị tr−ờng công nghệ để các sản phẩm khoa học - công nghệ đ−ợc trả giá đúng mức và l−u thông bình th−ờng nh− một dạng hàng hóa đặc biệt; khuyến khích việc ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học; thi hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất l−ợng bắt buộc đối với một số mặt hàng xuất khẩu để thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ, đặc biệt là công nghệ sạch.

- Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tiêu chuẩn hoá, bao gồm cả xây dựng tiêu chuẩn chất l−ợng quốc gia cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm nhập khẩu và tiêu chuẩn cho hàng hoá xuất khẩu, hài hoà tiêu chuẩn phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Tổ chức tuyên truyền, h−ớng dẫn, quản lý và đơn giản hoá thủ tục đăng ký nhãn hiệu, th−ơng hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm. H−ớng dẫn doanh nghiệp thực hiện đăng ký th−ơng hiệu và tuân thủ

các quy định pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp tại các thị tr−ờng xuất khẩu.

f/ Các Bộ: B−u chính Viễn thông, Giao thông Vận tải và các địa ph−ơng chỉ đạo việc rà soát lại các loại phí, nghiên cứu, đẩy nhanh lộ trình giảm giá c−ớc viễn thông, phí cảng biển, bến bãi... nhằm tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để cuối năm 2004 xuống bằng mức của các n−ớc trong khu vực.

h/ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các ch−ơng trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có kỷ luật và chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp.

i/ ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng:

- Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã đ−ợc duyệt, xây dựng và công bố các quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu... Chú trọng dành quỹ đất cho các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nằm trong nội đô hoặc những cơ sở thuộc diện phải di dời. Công bố công khai, rộng rãi những chủ tr−ơng, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng tr−ớc khi thực hiện các dự án đầu t−.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, xem xét, trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu cao để điều chỉnh, bổ sung chiến l−ợc, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch sử dụng đất của địa ph−ơng mình; có cơ chế, chính sách thích hợp khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa ph−ơng.

- Tăng c−ờng phát huy mối liên kết nội vùng và giữa các vùng kinh tế trên nguyên tắc hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm tránh tình trạng quy hoạch sản xuất kinh doanh chồng chéo, trùng lặp hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa ph−ơng, giữa doanh nghiệp thuộc điạ ph−ơng với doanh nghiệp thuộc Trung

−ơng và các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 59 - 63)