Sản phẩm nhựa

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 31 - 34)

3. Xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm

3.3.Sản phẩm nhựa

a) Tình hình xuất khẩu và thị tr−ờng:

Tuy là một mặt hàng xuất khẩu mới nh−ng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đã đạt 134 triệu USD. Năm 2002, kim ngạch đạt gần 153 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2001. Năm 2003, kim ngạch đạt 170 triệu USD - tăng 11% so với năm 2002. Sáu tháng đầu năm 2004, xuất khẩu đạt 105 triệu USD và dự kiến cả năm đạt 220 triệu USD – tăng 29% so với năm 2003.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp năm 2001 đạt 3,2 triệu; năm 2003 đạt 3,9 triệu; năm 2003 đạt 3,6 triệu và năm 2004 theo kế hoạch sẽ đạt 3,6 triệu USD.

Mặt hàng nhựa đã thâm nhập vào khá nhiều thị tr−ờng, trong đó có những thị tr−ờng yêu cầu cao nh− Nhật Bản, EU, Hoa kỳ. Hai thị tr−ờng lớn nhất hiện nay là Nhật Bản và Đài Loan. Về các thị tr−ờng xuất khẩu chủ lực:

- Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu nhựa vào thị tr−ờng Hoa Kỳ năm 2002 đạt 4,6 triệu USD tăng gấp 3 lần so với năm 2001; năm 2003 đạt 8,5 triệu USD.

- EU: Kim ngạch năm 2002 đạt 27 triệu USD, bằng năm 2001; năm 2003 đạt 31 triệu USD. Mục tiêu xuất khẩu đối với mặt hàng nhựa là đạt khoảng 60- 70 triệu USD vào năm 2005.

- Nhật Bản: Kim ngạch năm 2002 đạt 30 triệu USD, tăng 7% so với năm

2001. Dự kiến năm 2003 đạt 33 triệu USD. Mục tiêu xuất khẩu đối với mặt hàng nhựa là khoảng 60-70 triệu USD vào năm 2005.

b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh:

Kết quả xuất khẩu sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ. Từ chỗ đáp ứng chủ yếu nhu cầu trong n−ớc, n−ớc ta đã bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các n−ớc Nam á nh− ấn Độ, Sri Lanka. Mặt hàng chủ yếu là bạt nhựa và đồ nhựa gia dụng. Trong những năm tới, cần có đầu t− thỏa đáng vào khâu chất l−ợng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên các thị tr−ờng hiện có, tăng c−ờng thâm nhập các thị tr−ờng mới nh− Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Về sản phẩm, bên cạnh đồ nhựa gia dụng cần chú ý phát triển nhựa công nghiệp và đồ chơi bằng nhựa. Nếu làm đ−ợc những việc này, kim ngạch có thể đạt 200 triệu USD vào năm 2005 và 600 triệu USD vào năm 2010.

c) Cơ hội và thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam * Cơ hội:

Ngành nhựa đ−ợc đánh giá là một ngành năng động, có triển vọng trong nền kinh tế quốc dân.do có những thuận lợi sau:

- Nguồn lao động dồi dào, giá thấp

- Nguồn tài nguyên về dầu lửa và trung tâm công nghiệp dầu lửa Dung quất đang đ−ợc xây dựng

- Các chính sách mở cửa cho đầu t− n−ớc ngoài ở Việt Nam - Xu h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

- Sự tăng tr−ởng các tiêu chuẩn trong đời sống cũng nh− trong công nghiệp

- Sự tăng tr−ởng ổn định của nền kinh tế và an ninh xã hội ổn định. * Thách thức:

- Hạ tầng cơ sở cho ngành công nghiệp nhựa còn yếu kém. - Cơ cấu sản phẩm nhựa ch−a hợp lý

- Cơ cấu theo vùng lãnh thổ còn mất cân đối

- Cơ cấu sở hữu chủ yếu thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Khuôn mẫu, máy móc và thiết bị ch−a đáp ứng nhu cầu

- Công tác tiêu chuẩn, và đo l−ờng và chất l−ợng sản phẩm còn yếu. - Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi tr−ờng ch−a đáp ứng nhu cầu

- Nguyên liệu, hoá chất, phụ gia cho ngành nhựa hầu nh− phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu

- Thị tr−ờng còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh thấp, sản phẩm của ngành nhựa phục vụ thị tr−ờng trong n−ớc là chính; chỉ tham gia xuất khẩu một phần nhỏ.

Một số số liệu tổng hợp về tình hình xuất khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp tiêu dùng sang các thị tr−ờng chủ yếu trong bảng d−ới đây:

Sản phẩm công nghiệp TDTP Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2001 2002 2003 Tăng trởng 2003/2001

Dệt may 47,5 975,8 1.950 41 lần

Giày dép 114,2 196,5 330 3 lần

Sản phẩm nhựa 1,485 4,6 8,5 5,7 lần

Sản phẩm công nghiệp TDTP xuất khẩu sang thị tr−ờng EU: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2001 2002 2003 (ớc tính) Tăng trởng 2003/2001 Dệt may 615 560 750 1.22 lần Giày dép 1157 1330 1500 1.30 lần Sản phẩm nhựa 27 27 31 1.15 lần

Sản phẩm công nghiệp TDTP xuất khẩu sang thị tr−ờng Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2001 2002 2003 (ớc tính) Tăng trởng 2003/2001 Dệt may 590 490 600 1.01 lần Giày dép 64 54 60 0.93 lần Sản phẩm nhựa 28 30 33 1.18 lần

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 31 - 34)