Xuất khẩu của công nghiệp tàu thuỷ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 26 - 27)

2. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng

2.5.Xuất khẩu của công nghiệp tàu thuỷ

Xuất khẩu của ngành công nghiệp đóng tàu thủy bao gồm: tàu thuyền và cấu kiện nổi, sửa chữa và đóng mới tàu thủy. Ngành hàng này năm 1997 đã xuất khẩu đ−ợc trên 10 triệu USD, nh−ng năm 1998 không có hợp đồng nào cả. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi năm 1997, đạt 20,136 triệu USD. Năm 2000 kim ngạch chỉ đạt 2,629 triệu USD và năm 2002 đạt 5,352 triệu USD. Đây là một ngành công nghiệp non trẻ nh−ng đã đ−ợc nhà n−ớc tập trung đầu t− kỹ thuật và thiết bị công nghệ mới tiên tiến. B−ớc đầu ngành chỉ mới đặt mục tiêu làm dịch vụ sửa chữa tàu thủy cho n−ớc ngoài và đóng mới một số tàu tải trọng nhẹ cho các đơn hàng trong n−ớc. Năm 2003, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng đóng mới và hoàn thành nhiều sản phẩm lớn nh− tàu hàng 6.500 tấn, tàu hàng 12.000 tấn, tàu container 13.000 tấn, tàu cao tốc các loại. Đặc biệt, tàu ShineSun do Vinashin đóng đã chở hàng xuất nhập khẩu với hành trình dài hơn 80 ngày trên biển an toàn trở về, Chất l−ợng tàu đ−ợc khẳng định đã tăng thêm uy tín cho ngành công nghiệp đóng tầu thủy của Việt Nam trên thị tr−ờng quốc tế. Chỉ trong quý I/2004, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã nhận đ−ợc hợp đồng đóng mới 15 tàu vận tải biển cho Công ty đầu t− Graig của Anh với tổng trị giá 322 triệu USD, trọng tải tới 53.000tấn/tàu, khởi công đóng mới tàu H-134 sức chở 6.500 tấn hàng khô theo đơn hàng của Công ty vận tải biển NOMA (Nhật Bản).

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 26 - 27)