Nhóm sản phẩm da giày:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 29 - 31)

3. Xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm

3.2.Nhóm sản phẩm da giày:

a) Tình hình xuất khẩu và thị tr−ờng:

Xuất khẩu hàng giày dép năm 2002 đạt 1,876 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2001. Năm 2003, xuất khẩu mặt hàng giày dép đạt 2,2 tỷ USD – tăng 17,8% so với năm 2002 và tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 6 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu đạt 1,29 tỷ USD và dự kiến cả năm nay đạt khoảng 2,65 tỷ USD – tăng 20,5% so với cùng kỳ năm tr−ớc.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giầy của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp năm 2001 đạt 0,12 tỷ; năm 2003 đạt 0,11 tỷ; năm 2003 đạt 0,11 tỷ và năm 2004 theo kế hoạch sẽ đạt 0,12 tỷ USD.

EU vẫn là thị tr−ờng chính với tỷ trọng 81%. Xuất khẩu vào Hoa kỳ tăng 72%, nâng tỷ trọng từ 6,9% vào năm 2001 lên 10,5% vào năm 2002. Việt Nam có lợi thế hơn so với các n−ớc khác khi xuất khẩu giày dép vào thị tr−ờng EU, Mỹ: Xuất khẩu vào thị tr−ờng EU không bị hạn chế bởi hạn ngạch, không bị đánh thuế chống phá giá và đ−ợc giảm thuế (từ 17,6% xuống còn 12,3%) do đạt tiêu chuẩn xuất xứ −u tiên theo hiệp định thuế quan có hiệu lực chung của liên minh châu Âu (GSP). Xuất khẩu vào thị tr−ờng Mỹ đ−ợc giảm thuế từ 40% xuống 3% theo Hiệp định th−ơng mại Việt Mỹ.

Về các thị tr−ờng xuất khẩu chủ lực của da giầy:

- Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu giày, dép vào Hoa kỳ năm 2002 đạt 196

triệu USD, tăng 72% so với năm 2001. Kim ngạch năm 2003 đạt 330 triệu USD, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép.

- EU: là thị tr−ờng nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Xuất khẩu giày dép vào EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 1330 triệu USD vào năm 2002, tăng 15% so với năm 2001, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả n−ớc. Kim ngạch năm 2003 −ớc đạt 1500 triệu USD.

- Nhật Bản: Xuất khẩu năm 2002 đạt 54 triệu USD, giảm 16% so với năm 2001, năm 2003 −ớc đạt 60 triệu USD. Mục tiêu phấn đấu năm 2005 đạt kim ngạch 100-120 triệu USD.

b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh

Các loại giầy (giầy thể thao, giầy nữ) là những mặt hàng có thể cạnh tranh đ−ợc vì có thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm lớn. Các loại giầy này đ−ợc xuất khẩu sang hầu hết các thị tr−ờng, đặc biệt là những thị tr−ờng có sức tiêu thụ lớn (EU, Mỹ) và đã đ−ợc các thị tr−ờng này chấp nhận về chất l−ợng, ngoài ra còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa với số l−ợng ngày càng tăng.

Giầy vải từ thấp cấp đến cao cấp, giầy nữ trung và cao cấp tiêu thụ hầu hết các thị tr−ờng. Giày thể thao trung và cao cấp cho thị tr−ờng EU, Bắc Mỹ, Nhật bản.

Giầy dép luôn luôn là mặt hàng thời trang thay đổi theo thời gian và sở thích của ng−ời tiêu dùng ở các khu vực khác nhau. Giầy thể thao, giầy vải còn phục vụ cho nhu cầu thể thao của mọi giới.

Sản phẩm có giá cạnh tranh do giá nhân công hiện nay so với các n−ớc Đông Nam á và khu vực gần thấp nhất. Nếu tự sản xuất đ−ợc nguyên vật liệu trong n−ớc sẽ giảm đ−ợc chi phí sản xuất (giá nguyên vật liệu giảm 15-20% so với nhập khẩu, giảm phí nhập khẩu, phí vận tải...).

Công nghệ sản xuất giày ở Việt Nam hiện nay cũng là công nghệ mà các n−ớc trên thế giới đang sử dụng. Do đó khi thực hiện đầu t− có hiệu quả nh− đầu t− nâng công suất, đầu t− thiết bị mới , chuyên dùng để có thể sản xuất nhiều chủng loại giày trên cùng một dây chuyền , đầu t− các dây chuyền tiên tiến, đồng bộ sẽ giảm đ−ợc tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất l−ợng sản phẩm nên sẽ giảm đ−ợc giá thành sản phẩm.

c) Cơ hội và thách thức đối với ngành Da-Giày Việt Nam: * Cơ hội:

- Xuất khẩu vào thị tr−ờng Mỹ vẫn có thể tăng lên do trong năm 2002 nhiều doanh nghiệp đ−ợc mở rộng SX và xây dựng mới h−ớng về thị tr−ờng này (đặc biệt doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài và liên doanh).

- Các DN đã ý thức đ−ợc sự cần thiết phải thực hiện tổ chức lại sản xuất, nâng cao đạo đức kinh doanh, tôn trọng quyền lợi ng−ời lao động, duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập.

- Các cơ chế chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu trong năm 2003 và các năm tiếp theo sẽ phát huy tác dụng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành.

* Thách thức:

- Việc tăng tiền l−ơng tối thiểu sắp tới sẽ làm tăng chi phí tiền l−ơng và bảo hiểm xã hội làm tăng giá thành và chi phí gia công trong bối cảnh giá gia công và giá bán vẫn tiếp tục bị ép giảm.

- Tính cạnh tranh của ngành da-giày Việt Nam còn yếu so với các n−ớc xuất khẩu giày-dép trong khu vực, đặc biệt là với n−ớc xuất khẩu giày lớn (nh−

Trung Quốc) do thiếu khả năng tự đảm bảo vật t− nguyên liệu trong n−ớc, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ còn thấp và giá không cạnh tranh.

- Ưu thế về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh lâu nay đang có những khó khăn và biến động bất lợi; Công tác đào tạo lao động lành nghề ch−a đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất.

- Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, ch−a chủ động tiếp cận đ−ợc với thị tr−ờng nên vẫn phải gia công qua trung gian, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền thống.

- Xu thế tiêu dùng mới đ−ợc hồi phục, có thể sẽ giảm trở lại theo những biến động chính trị thế giới, tác động xấu đến sản xuất.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam: Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức (Trang 29 - 31)