Giải pháp tạo việclàm qua giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 95 - 96)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Giải pháp tạo việclàm qua giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề là một giải pháp chiến lược để tạo việc làm bền vững ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng.

Hiện nay ở Hải Dương, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chiếm 24,45% trong LLLĐ (năm 2004). Cơ cấu lao động qua đào tạo chưa hợp lý, tỷ lệ lao động qua đào tạo theo cơ cấu công nhân kỹ thuật - trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học là 4,4-1-1,1, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng. Đặc biệt số công nhân kỹ thuật thiếu về số lượng, yếu về chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề để nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho mọi người, điều chỉnh cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực, trình độ sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

- Thứ nhất, về cơ chế chính sách:

Hiện nay, kinh phí đầu tư cho dạy nghề còn quá ít, chưa được ghi vào kế hoạch chi của ngân sách địa phương. Do nhiều năm chưa chú trọng việc dạy nghề nên hệ thống các cơ sở dạy nghề địa phương vừa thiếu, vừa yếu, vừa phân bố không đều. Bởi vậy, tỉnh cần đảm bảo ngân sách và vận động mọi tầng lớp nhân dân tạo nguồn kinh phí cho các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề.

- Đa dạng hoá các hoạt động dạy nghề. Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cá nhân...có khả năng dạy nghề đều được tham gia dạy nghề. Đặc biệt là các cơ sở dạy nghề và truyền nghề cho nông dân.

- Nâng cao năng lực của các cơ sở dạy nghề hiện có, đa dạng hoá nghề học, coi trọng dạy các nghề phục vụ nông nghiệp nông thôn, dạy nghề gắn với sản xuất nông nghiệp (trường công nhân kỹ thuật Hải Dương, trường trung cấp công nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm giáo dục hướng nghiệp- dạy nghề và trung tâm bảo trợ xã hội) theo hướng mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật, đầu tư mới trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng dịch chuyển dần lao động nông nghiệp sang lĩnh vực khác. Phát huy việc truyền nghề trong các làng nghề truyền thống, mở rộng hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân...làm tăng chất lượng lao động ở khu vực nông thôn và nông nghiệp.

- Thực hiện chương trình đào tạo liên thông giữa các cấp đào tạo (dạy nghề - trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học) để nâng cao hiệu quả kinh tế trong đào tạo, mở hướng cho những người học ở trình độ thấp có thể tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phân luồng học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hợp lý hơn.

- Thành lập trường dạy nghề công nghệ cao để đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ cho đội ngũ công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 95 - 96)