Giải pháp tạo việclàm thông qua một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thu hút

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 80 - 83)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp tạo việclàm thông qua một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thu hút

thu hút nhiều lao động

Mục tiêu của chương trình là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đảm bảo kinh tế tăng trưởng 11%/năm, với cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng -dịch vụ là 22% - 46% - 32%. Để đạt mục tiêu trên:

- Trong 5 năm 2005 - 2010 giải quyết việc làm mới cho từ 82.000 đến 83.000 lao động.

- Duy trì tốc độ phát triển cao của sản xuất công nghiệp, đồng thời đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường, đa dạng hoá sản phẩm.

- Tập trung đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp. - Phát triển một số cơ sở sản xuất mới có khả năng thu hút nhiều lao động như: may, giày dép, chế biến nông sản, điện tử... (xem phụ lục)

- Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống để có 50 - 60 làng nghề, xã nghề; có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, xã nghề để tạo việc làm mới cho người lao động.

- Rà soát lại quy hoạch các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã được cấp phép để triển khai thu hút các dự án đầu tư sản xuất tạo mở việc làm mới.

- Dành một quỹ đất nhất định có quy hoạch tổng thể để đưa vào sử dụng các khu tái định cư, dịch vụ, tái tạo việc làm ngay trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trọng điểm.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản xuất hàng xuất khẩu, tập trung vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm.

- Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới; công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đến các xã, phường nằm trong quy hoạch và các cơ sở đào tạo nghề để người lao động và chính quyền địa phương có các giải

pháp giải quyết việc làm trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để khi Nhà nước thu hồi đất, người lao động không bị hẫng hụt, bị động trong sinh hoạt và tìm việc làm mới.

- Tỉnh trích từ ngân sách (từ tiền cho thuê đất) lập quĩ đào tạo nghề, quĩ giải quyết việc làm, quỹ xuất khẩu lao động, quỹ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp sau khi bàn giao đất cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng đất do các hộ gia đình bàn giao về việc tiếp nhận lao động và giải quyết việc làm.

- Xây dựng cơ chế giám sát chỉ tiêu lao động, việc làm với các chỉ tiêu vốn qua các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành các hàng sản xuất hàng hóa tập trung phối hợp với các lợi thế của từng địa phương, tăng cường cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp và công tác khuyến nông để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; đầu tư thâm canh và ổn định diện tích trồng lúa từ 60.000 - 65.000ha, giữ ổn định việc làm cho 580.000 lao động.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các nông sản thực phẩm có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn như: trạm bơm, kênh mương, hệ thống điện,... để tăng thời gian sử dụng lao động nông thôn.

- Để đạt được tỷ trọng lao động nông nghiệp nông thôn xuống còn 55% tổng số lao động, trong 5 năm tới phải đào tạo và truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho 60.000 lao động khu vực nông thôn để số lao động này chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu khu vực

nông nghiệp trong 5 năm sẽ giải quyết việc làm mới cho 10.000 đến 12.000 lao động.

+ Sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ.

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp trong thương mại - dịch vụ gọn nhẹ, giảm đầu mối để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và giải quyết cho số lao động đang

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w