8. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp tạo việclàm bằng cải cách, duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
khả năng mua, bán hàng, nhất là tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, đưa mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng bình quân 10%/năm. Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu để tiêu thụ nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt quan tâm khai thác thị trường Nga, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ,vv.... Đầu tư tạo một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn và thị trường ổn định như: giày dép, quần áo may sẵn, thịt lợn sữa cấp đông, rau quả chế biến, hàng thêu ren, đưa kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 220 triệu USD.
- Phát triển mới ngành kinh tế du lịch, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, gắn du lịch của tỉnh với các tuyến du lịch trong khu vực.
- Đẩy nhanh các dịch vụ vận tải hành hoá và hành khách đảm bảo yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách.
- Có quy hoạch tổng thể để phát triển các chợ, chợ đầu mối để trao đổi và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Hình thành các khu dịch vụ bên cạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để giải quyết việc làm cho số lao động sau khi bàn giao đất không đủ điều kiện vào các doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng, thông tin liên lạc đáp ứng được yêu cầu vốn phát triển sản xuất và thông tin liên lạc.
Dự kiến các hoạt động dịch vụ 5 năm sẽ giải quyết việc làm mới cho khoảng 55.000 lao động.
3.2.2. Giải pháp tạo việc làm bằng cải cách, duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phần
Cổ phần hoá DNNN là chủ trương có tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Nó thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng 7,8,9, đặc biệt là trong Nghị quyết TW3 (khoá 9). Nghị quyết đã chỉ rõ phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN, sắp xếp DNNN theo các hình thức đa dạng hoá sở hữu như cổ phần hóa DNNN. Hiện nay các DNNN đang nắm giữ 75% giá trị tài sản cố định, 20% tổng số vốn đầu tư xã hội, gần 50% tổng số vốn đầu tư nhà nước, gần 60% tổng sản lượng vốn tín dụng ngân hàng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài, trên 90% tổng số các DNNN tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài và đang được hưởng không ít những ưu đãi trong sản xuất kinh doanh. Nhưng có đến hơn 20% DNNN làm ăn thua lỗ, số còn lại phần lớn là DNNN lãi thấp hoặc không có lãi. Dẫn đến hậu quả là sản xuất kinh doanh trì trệ, lao động không có việc làm. Do đó phải tiến hành cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN.
Cổ phần hoá là một giải pháp để hình thành và phát triển Công ty cổ phần. Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN là huy động vốn (kể cả vốn trung hạn và dài hạn), góp phần đưa doanh nghiệp nhà nước từ vô chủ đến có chủ thực sự. Thực hiện cổ phần hóa sẽ rút bớt được phần vốn của Nhà nước trong DNNN để có thêm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng thêm tỷ trọng vốn của Nhà nước trong các xí nghiệp liên doanh, nâng cao năng lực quản lý, tăng nhanh năng suất lao động.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 1991 tỉnh Hải Dương đã xấy dựng đề án sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2000. Kết quả thực hiện đề án là: từ 194 DNNN năm 1991 đến năm 1998 chỉ còn 72 DNNN. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Hải Dương xây dựng đề án "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005", tiến hành sắp xếp, cổ phần các DNNN.
Dự kiến đến hết năm 2005 sẽ cơ bản hoàn thành việc thực hiện đề án.
Hầu hết các DNNN ở Hải Dương trước khi tiến hành cổ phẩn hoá đều là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, chưa có thị
trường ổn định, có doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng giải thể do thua lỗ triền miên như Công ty Vận tải thủy, xí nghiệp chế biến gỗ... Các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh có khoảng 15.000 lao động trong danh sách nhưng có gần 20% thường xuyên không có việc làm. Chất lượng lao động thấp do tuổi đã cao, hầu hết được đào tạo từ thời bao cấp, chuyển sang cơ chế mới chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời về nghiệp vụ chuyên môn nên không đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động trong các doanh nghiệp.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, chuyển thành Công ty cổ phần, điều nổi bật nhất ở các Công ty cổ phần là đã huy động được thêm vốn từ phía người lao động trong doanh nghiệp tham gia mua cổ phần đều cao hơn số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp, điển hình là ở Công ty cổ phần xi măng Duyên Linh đã huy động được trên 5 lần số vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Công ty dệt may Cẩm Bình cũng đã huy động tăng thêm 40%, các doanh nghiệp khác đều bằng và cao hơn trên 40%. Từ đó đã tạo ra động lực thực sự từ những người chủ đích thực, họ lao động tự giác hơn và tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích tiết kiệm và nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao để đảm bảo lợi ích của cá nhân họ cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, doanh thu, tích luỹ, nộp ngân sách cũng như thu nhập của người lao động trong các Công ty đều cao hơn trước khi tiến hành cổ phần hóa.
Từ kết quả thực tế cho thấy cổ phần hóa DNNN là giải pháp quan trọng để phát huy động lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đem lại lợi ích tích cực cho người lao động và Nhà nước, đặc biệt là tăng thu nhập và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Dự kiến đến hết năm 2005, Hải Dương sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN.
Như vậy, có thể khẳng định cổ phần hóa DNNN có vai trò to lớn trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đặt kinh tế nhà nước, DNNN vào đúng vị trí, vai trò định hướng của nó. Vì vậy cần:
- Đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
- Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa do xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng nhiều lao động, tỉnh cần có quỹ hỗ trợ việc đào tạo lao động cho doanh nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nhân, các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý bỏ tiền mua cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với các Công ty cổ phần mới ra đời, tỉnh cần quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách chế độ mới của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động và toàn xã hội đối với chủ trương cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN.
+ Phát triển kinh tế tư nhân.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, xét về phương diện xã hội hoá sản xuất, cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội thì kinh tế tư nhân có một vai trò nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống.
Trước đây, do nóng vội, chủ quan trong việc cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân ở nước ta không được thừa nhận tồn tại gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế. Từ sau Đại hội Đảng VI, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là bảo đảm cho mọi người tự do hành nghề lập nghiệp, tự do liên doanh liên kết, hợp tác và thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nhà nước bảo vệ và khuyến khích các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, tư nhân, gia đình và người lao động) làm giàu hợp pháp, nhằm phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người với khả năng sáng tạo không có giới hạn trong việc tự tạo việc làm, phát triển việc làm mới và thu hút được nhiều lao động. Vì
vậy, kinh tế tư nhân ngày càng được củng cố và nâng lên phù hợp với vai trò thực tế và tiềm năng to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường.
ở Hải Dương những năm qua, nhờ chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân đã thu hút một số lượng khá lớn lao động vào làm việc. Chẳng hạn trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 4 Công ty cổ phần, 54 Công ty TNHH, 48 doanh nghiệp tư nhân và trên 24.500 hộ cá thể, gia đình đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tổng số vốn đã đầu tư vào sản xuất gần 400 tỷ đồng, thu hút gần 50 ngàn lao động xã hội, chủ yếu từ khu vực nông thôn vào sản xuất công nghiệp, tạo ra trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh. Với quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ trung bình, bộ máy quản lý gọn nhẹ và năng động, quan hệ chủ - thợ rõ ràng, các doanh nghiệp tư nhân đã thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã liên tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vươn mạnh ra thị trường cả nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động như Công ty Bánh đậu xanh Quê Hương, Công ty Phương Anh...ở nông thôn, mô hình kinh tế trang trại phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được phục hồi. Điều đó một phần cũng nhờ vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Toàn tỉnh hiện có trên 170 trang trại, sử dụng hàng ngàn lao động và ngày công lao động thời vụ. Hải Dương là một tỉnh vốn có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phát triển khá sớm và nổi tiếng cả nước: Mộc Cúc Bồ (Ninh Giang), gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), vàng bạc Châu Khê (Bình Giang), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), thêu ren Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), giày da Tam Lâm (Gia Lộc), gốm Chu Đậu (Nam Sách), sứ Cậy (Bình Giang), bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang). Sau những bước thăng trầm trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp, đến nay toàn tỉnh có trên 60 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau và 42 làng nghề truyền thống, thu hút gần 3 vạn lao động làm nghề. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần tạo nhiều việc làm tại chỗ, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Như vậy có thể thấy tiềm năng kinh tế tư nhân ở Hải Dương rất lớn, cần phải khơi dậy để kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho nó đóng góp hơn nữa cho nền kinh tế. Kinh tế tư nhân khi phát triển sẽ đóng góp vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là có khả năng tạo nhiều việc làm cho xã hội. Vậy để phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo thêm nhiều việc làm cần:
- Tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân được bình đẳng với DNNN về pháp luật trong tiếp cận, tìm kiếm thị trường, về tiếp cận khoa học công nghệ, về tín dụng, về sử dụng cơ sở hạ tầng, về đào tạo cán bộ.
- Hiện nay, kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất còn ít, phần lớn là đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, vì lĩnh vực này thu được lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh và dễ chuyển đổi hướng khi kinh doanh gặp phải rủi ro. Do đó tỉnh cần có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng để khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vì lĩnh vực này huy động được nhiều vốn hơn, thu hút được nhiều lao động hơn và tạo thêm nhiều hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Gắn kết các doanh nghiệp tư nhân và làng nghề với hệ thống thương mại để thiết lập hệ thống lưu thông hàng hóa ở trong nước và xuất khẩu.
- Giành một phần diện tích đất đai để đầu tư xây dựng cụm, điểm công nghiệp nông thôn, làng nghề.
- Ưu tiên trọng điểm đầu tư vào những ngành, những sản phẩm có lợi thế so sánh và có triển vọng thị trường của tỉnh như vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, da giầy, thủ công mỹ nghệ và cơ khí điện tử, nhằm tạo nguồn thu và giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Thành lập quỹ đầu tư phát triển của tỉnh nhằm hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả cho các dự án đầu tư, các doanh nghiệp dân doanh phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
- Khuyến khích và hỗ trợ kinh tế tư nhân nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã...để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành, tăng chất lượng hàng hóa.
- Đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động.
+ Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức tạo việc làm hấp dẫn và được đặc biệt coi trọng trong điều kiện của nước ta hiện nay, vì nó đã giải quyết được những vấn đề cơ bản và khó khăn của Việt Nam là thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế nói chung và tạo việc làm cho người lao động nói riêng.
Tính đến thời điểm 31/12/2003 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động, thu hút trên 3000 lao động tại các doanh nghiệp và hàng trăm lao động gián tiếp khác. Cho đến nay (3/2005), trên địa bàn tỉnh đã có 70 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 650,9 triệu USD (trong đó 58 dự án đầu tư bên ngoài khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 54,9 triệu USD), giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Dương những năm vừa qua tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh, những ngành nghề dễ khai thác thị trường trong nước, những lĩnh vực tại địa phương có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác như: may mặc, lắp ráp ô tô, xi măng...Các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thu hút vốn đầu tư chủ yếu là gia công (sản phẩm may mặc, kim cương). Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài đã hướng mạnh vào các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong nước chưa có khả năng đầu tư do thiếu vốn, thiếu công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhưng hoạt động chiều sâu và chuyển giao công nghệ gốc còn rất hạn chế.
Để phát triển hơn nữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng nhanh việc làm và hiệu quả việc làm, trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục
tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như rút ngắn thời gian cấp phép, thủ tục thuê đất đai, mặt bằng sản xuất, chính sách thuế phù hợp, hấp dẫn các chủ đầu tư.
- Hải Dương là tỉnh có ưu thế về sản xuất các mặt hàng nông sản như: vải quả, chuối tiêu, hành tỏi, ớt...Các loại thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, thủy