Sự gia tăng về lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 42 - 48)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Sự gia tăng về lực lượng lao động

2.2.1.1. Sự gia tăng về số lượng lao động

Hải Dương là tỉnh đồng bằng, có dân số đông, vào thời điểm 31/12/2003, tổng dân số trong tỉnh là 1.696.230 người. Trong đó: nam là 820.012 người, nữ là 876.218 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, 10,4‰, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của cả nước năm 2003 là 1,4%). Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 1029 người/km2.

Dân số trong tỉnh được phân bố ở 12 huyện, thành phố, nhưng chủ yếu tập trung ở nông thôn chiếm 86,01%, còn lại 13,99% ở thành phố và thị trấn, các khu công nghiệp. Do dân số đông, nên lực lượng lao động dồi dào, rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nhưng cũng là sức ép lớn đối với công tác giải quyết việc làm của tỉnh.

Cùng với phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, dân số thành thị tăng nhanh: Năm 2003 dân số thành thị gần gấp đôi so với năm 1996. Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số cao hơn các vùng đồng bằng Sông Hồng (không tính Hà Nội và Hải Phòng). Năm 2003, dân số đô thị Hải Dương chiếm 14%, Vĩnh Phúc chiếm 11% so với tổng số, Bắc Ninh 10%, Nam Định và Ninh Bình đều chiếm 13%. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, khả năng đô thị hoá và thu hút người vào làm việc và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp còn rất chậm.

Bảng 2.1: Dân số và lao động Hải Dương giai đoạn 1996 - 2003

Chỉ tiêu

1995 Tỷ lệ

(%) 2003

Tỷ lệ (%)

Dân số trung bình (người) 1.608.97

0 100,0

1.689.16

8 100,0

Tốc độ tăng tự nhiên (‰) 11,29 10,4

- Dân số thành thị (người) 120.885 7,5 237.336 14 - Dân số nông thôn (người) 1.488.08

5 92,5

1.451.89

4 86

Dân số trong độ tuổi LĐ

(người) 813.632 50,56 936.859 55,23

LĐ trong nền kinh tế quốc dân

(người) 878.698 100,1 936.781 100,0

Trong đó:

- Nông, lâm, thủy sản 731.945 83,3 721918 77,05

Nông nghiệp - Lâm

nghiệp 728.353 82,19 714262 76,91

Thuỷ sản 3.592 0,03 7656 0,89

- Công nghiệp và xây dựng 74.307 8,46 104302 12,0

Công nghiệp 63.411 7,3 87973 9,47

Xây dựng 10.896 0,06 16329 1,76

- Dịch vụ 72.446 8,24 102561 10,95

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020.

Qua các số liệu ở bảng 2.1 cho thấy: Quy mô dân số ở tỉnh Hải Dương năm 1995 là 1.608.970 người, năm 2003 là 1.689.168 người, số người trong độ tuổi lao động năm 1995 là 813.632 người, năm 2003 là 936.859 người. Với mức tăng dân số tự nhiên là 1,04% như hiện nay thì dân số trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng khoảng 10.000 người. Số người trong độ tuổi lao động tăng, đây cũng là nguồn lực thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh. Song, có tới 86,01% lao động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi diện tích đất canh tác và hệ số sử dụng đất có hạn, nên sẽ là sức ép lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có việc giải quyết việc làm cho người lao động đang không có việc làm và thiếu việc làm.

Năm 2004 toàn tỉnh Hải Dương có 1.098.504 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 986. 694 người có việc làm.

Hải Dương có cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu 2003, lực lượng lao động trẻ (15-34 tuổi) chiếm 55,5% tổng số lao động. Đây sẽ là một nguồn lực lớn về lao động nếu được sử dụng có hiệu quả trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước mắt, một trong những rào cản lớn nhất đó là chất lượng kém của nguồn nhân lực, thể hiện ở trình độ văn hoá và đặc thù là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

2.2.1.2. Sự gia tăng về chất lượng lao động

Đối với Hải Dương hiện nay, thách thức bức bách không chỉ ở tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mà còn ở khía cạnh năng suất lao động thấp do chất lượng nguồn lao động không cao. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năng suất lao động chưa cao. Năm 2003 bình quân giá trị GDP thực tế trên một lao động chungtoàn nền kinh tế là 10676 nghìn đồng/ lao động (cả nước khoảng 14300 nghìn đồng), trong đó nông nghiệp đạt: 4102 nghìn đồng/ lao động nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng: 39039 nghìn đồng/ lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đạt 32320 nghìn đồng/ lao động dịch vụ. Như vậy, năng suất lao động chung theo sơ bộ tính toán là tương đối thấp so cả nước. Trong các khối, năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 38% so với mức trung bình của tỉnh, công nghiệp và xây dựng gấp 3,7 lần và ngành dịch vụ gấp 3 lần.

Là một tỉnh nông nghiệp, chất lượng lao động kém, 80% lao động làm việc trong khu vực thị xã và các khu công nghiệp, cho nên hiện tại chất lượng lao động ở Hải Dương chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Năm 1996, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 13,30%, năm 2000 là 18,70%, năm 2004, mới có khoảng 24,45% lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế đã qua đào tạo. Số lao động này lại chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp giáo dục, giao thông, xây dựng. Hiện nay cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động còn hạn chế. Sự biến động về tốc độ và cơ cấu sử dụng lao động trong những năm gần đây chủ yếu do gia tăng dân số và nhịp độ phát triển nền kinh tế. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: Tỷ lệ được đào tạo thấp, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp hạn chế, thể lực, trí lực chưa mạnh. Cơ cấu đào tạo

giữa lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên với lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật hiện nay còn bất hợp lý. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật - trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học mới đạt 4,4-1-1,1. Tỷ lệ này của cả nước tương ứng là 3- 1,6- 1 (ở 1 số nước đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá tỷ lệ này là 10-3-1) [ 2, tr.5].

Như vậy, Hải Dương cũng mắc phải tình trạng như cả nước là đào tạo "thầy nhiều hơn thợ". Đáng lưu ý là sự mất cân đối này chẳng những chưa được khắc phục mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời gian tới, bởi vì số học sinh bậc công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp được đào tạo ngày một giảm nhanh so với sự gia tăng học sinh bậc cao đẳng, đại học.

Bảng 2.2: Số người đã qua đào tạo đến hết năm 2004

và dự kiến đến hết năm 2005 TT Trình độ chuyên môn Tổng số Tỷ lệ % so với người Dự kiến đến hết năm 2005 Tổng số % Tổng số 219.496 23,18 258.199 27,00 1 CNKT có bằng và chứng chỉ 115.280 12,17 147.133 15,39 2 CNKT không bằng, chứng chỉ 45.642 4,82 46.892 4,90 3 Trung học 28.274 2,98 30.574 3,20

4 Cao đẳng, đại học, trên đại học

30.300 3,12 33.600 3,15

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm tháng 7/2004

Từ bảng trên cho ta thấy: Hải Dương dồi dào về lao động phổ thông, nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặt biệt là lao động đáp ứng được yêu cầu của các quy trình công nghệ mới. Đây là một trở ngại lớn khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông

nghiệp và chuyển đổi cơ cấu phân công lao động, tiếp cận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Cũng qua bảng 2.2 cho thấy: Số lao động qua các lớp đào tạo được cấp bằng và chứng chỉ mới đạt 18,36% số người hoạt động kinh tế (năm 2004). Nếu để đạt cơ cấu lao động nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 70% - 15% - 15% vào năm 2005 và tỷ lệ lao động qua đào tạo là 27%, thì số lao động cần đào tạo 5 năm khoảng 100 ngàn người. Đây là thách thức rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở Hải Dương. Trong đó đặc biệt là việc đầu tư, xây dựng phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu đang tăng cao trên.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, Hải Dương có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật (trình độ cao đẳng trở lên) có tuổi đời trung bình tương đối trẻ (42,8 tuổi) nhưng tỷ lệ người có chuyên môn kỹ thuật cao chỉ chiếm 1,38 % so với dân số. Tỷ lệ nữ có trình độ cao chủ yếu ở bậc cao đẳng (66,2%) còn ở bậc đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ thấp.

Lao động ở Hải Dương có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo lực lượng lao động theo ngành nghề cũng như sự phân bố lực lượng lao động này theo các ngành kinh tế và vùng kinh tế. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 68,34% tổng số lao động, nhưng ở khu vực này số lao động có chuyên môn kỹ thuật còn mỏng, chỉ chiếm 4,3% số cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh, số được qua đào tạo ít, chủ yếu là lao động giản đơn. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, số lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đông hơn nhưng cũng chỉ chiếm 9,5%. Đây là khó khăn lớn cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện địa hoá, đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một tỉnh nông nghiệp như Hải Dương.

Cơ cấu lao động Hải Dương theo chuyên ngành đào tạo cũng bất hợp lý. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Hải Dương có nhiều tiềm năng về công nghiệp khai thác và du lịch nhưng ngành mỏ và khai thác, khách sạn, du lịch, thể thao lại có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao rất

thấp (1,3%). Hải Dương là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng số người được đào tạo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lại ít hơn so với các ngành khác.

Sự phân bố chưa hợp lý không chỉ diễn ra ở các lĩnh vực sản xuất mà còn diễn ra ở các vùng, lãnh thổ. Số lao động chuyên môn kỹ thuật cao do tỉnh quản lý chủ yếu tập trung ở thành phố Hải Dương (34%) trong khi đó, các huyện có khu công nghiệp lớn như Chí Linh chỉ có 8,7 %, Kinh Môn 7,9% và các huyện khác, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 3,7% đến 6,2%. Do đó chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Chất lượng nguồn lao động không những thể hiện ở trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật, mà còn được đo ở mức độ sức khoẻ và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khoẻ của người lao động ở Hải Dương đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Hải Dương hiện đứng thứ tư trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về GDP bình quân đầu người (năm 2002 là 3, 642 triệu đồng/người). Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương duy trì ổn định ở mức cao, đạt bình quân cả giai đoạn 1996 - 2003 là 9,65%, cao hơn mức bình quân cả nước cùng kỳ 2,55% (tăng trưởng bình quân của cả nước giai đoạn 1996- 2003 là 7,1%). Do đó mức đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động đã được gia tăng. Tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu bởi vì với 2,1% dân số, tổng GDP của Hải Dương mới chỉ đạt 1,6% của cả nước và do vậy thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn mức trung bình của cả nước. Vì vậy đã làm giảm sút đáng kể chất lượng nguồn lao động. Tình trạng sức khoẻ của người lao động là một trong những tiêu chí phản ánh rõ nét nhất mối liên hệ giữa mức thu nhập thấp và năng suất lao động thấp, chất lượng và hiệu quả lao động, việc làm thấp.

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w