Mở rộng thị trờng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

mặt hàng nông sản chủ yếu.

3.3.1.Mở rộng thị trờng xuất khẩu.

Qua nghiên cứu lợi thế, đặc điểm và triển vọng thị trờng nớc ngoài thời gian tới đối với nông sản nói chung, gạo, cà phê, cao su nói riêng cần mở rộng thị trờng xuất khẩu nh sau:

Mở rộng các đầu mối xuất khẩu, có cả thành phần kinh tế t nhân tham gia trực tiếp xuất khẩu một cách độc lập và bình đẳng. Các công ty đợc chọn làm đầu mối xuất khẩu, phải minh chứng đợc năng lực chế biến đạt tiêu chuẩn

nhất định, năng lực kho tàng và hệ thống đại lý mua gom trực tiếp tới hộ nông dân thông qua hợp đồng. Trên cơ sở tổ chức lại hệ thống thơng mại trung gian sẽ khuyến khích các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng hệ thống đại lý, giảm đầu mối thơng mại trung gian kinh doanh theo kiểu “chụp giật đầu cơ trục lợi” làm rối loạn thị trờng. Xác định và quy định các tổ chức th- ơng mại trung gian, từ đó phải có sự hỗ trợ dới nhiều hình thức. Khuyến khích mở văn phòng đại diện và đại lý ở nớc ngoài, gắn kết trách nhiệm lâu dài giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ, nâng cao vị thế của các ngành hàng xuất khẩu.

Mở rộng thị trờng tiêu thụ nông sản ngoài nớc. Thành lập tổ chức xúc tiến thơng mại thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu t của nớc ngoài vào Việt Nam, trao đổi thông tin, trao đổi khoa học và công nghệ.

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ dẫn đến tính thời vụ trong thu hoạch và trao đổi, nên “cung cầu” không ăn khớp làm cho thị trờng luôn có sự không cân bằng. Chính phủ với chức năng điều hành “vĩ mô” nền kinh tế cần có sự chủ động để can thiệp vào những lúc “cung cầu” có biến động mạnh nh: lập quỹ bình ổn giá; hỗ trợ lãi xuất tiền vay để mua nông sản dự trữ lu kho, ổn định cung cầu của thị trờng và bảo vệ quyền lợi của ngời sản xuất và tiêu dùng

Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thơng mại với các nớc thuộc thị trờng truyền thống, đặc biệt thị trờng SNG và Đông Âu, vì đây là một thị tr- ờng có dung lợng trao đổi lớn và yêu cầu về chất lợng sản phẩm không khắt khe, nh các thị trờng đối với các nớc phát triển. Việc chủ động khai thác thị trờng này, một mặt là sự chủ động của các doanh nghiệp, mặt khác các cơ quan quản lý vĩ mô phải có trách nhiệm thực hiện.

Khai thác thị trờng Trung Quốc, là thị trờng có dân số đông, có khả năng tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây đã nhập nhiều cao su, gạo của Việt Nam, nhng đang ở dạng tiểu ngạch. Tuy vậy, đây là một thị trờng gầnViệt Nam, để phát huy lợi thế so sánh về mặt địa lý, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhng đối với thị trờng này phải có sự chỉ đạo thống nhất của Nhà n-

ớc trong hoạt động xuất khẩu để giảm bớt rủi ro tổn thất. Đảm bảo an toàn trong hoạt động xuất khẩu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có trách nhiệm của hai bên, thực hiện đàm phán ký các hiệp định thơng mại ở các cấp độ khác nhau (tỉnh, trung ơng, huyện, doanh nghiệp) nhằm đảm bảo quan hệ ngoại thơng lâu dài và ổn định.

Thị trờng các nớc ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, tình hình từ năm 1996 đến nay đã có nhiều thay đổi, có xu hớng giảm tỷ lệ xuất khẩu vì. Đặc trng cơ bản về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tơng tự giống nhau, nên Việt Nam xuất khẩu cơ bản dới hình thức tạm nhập, tái xuất, đặc biệt là thị trờng Singapore nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên thị trờng thế giới, hai là do tác động của hiệp định u đãi thuế quan (CFPT) ít có tác động đến khối lợng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong tơng lai. Tuy nhiên, thị trờng ASEAN vẫn là một trong những thị trờng xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm nh: Gạo, cà phê, cao su... do đó cần tập trung nghiên cứu khai thác trong thời gian tới cũng nh lâu dài.

+ Đối với gạo: Vừa tìm bạn hàng vừa xác lập thị trờng ổn định, chú trọng thị trờng khối ASEAN (Malaysia, Indonesia, Singapore), thị trờng Trung Đông, Mỹ La tinh, Châu Phi, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản... Hiện nay, gạo của Việt Nam đã có mặt trên 80 nớc, song trong tơng lai cần phải tạo dựng và tạo lập đợc các thị trờng có tính chiến lợc lâu dài, nhất là thị trờng đối với các nớc phát triển có sức mua cao.

+ Đối với cà phê: Tăng cờng công tác tiếp thị, giữ “chữ tín” để duy trì bền vững các quan hệ truyền thống với các thị trờng truyền thống Châu Âu, củng cố các thị trờng mới tạo lập nh Mỹ, một số nớc Tây Âu, Trung Đông, đồng thời mở rộng thị trờng Châu á nh Trung Quốc và Nhật Bản...

+ Đối với cao su: Duy trì các quan hệ với thị trờng truyền thống SNG, Đông Âu, củng cố các thị trờng mới tạo lập nh Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và các nớc Tây Âu...

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Trang 47 - 50)