Biện pháp thực hiện hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại công ty sứ Thanh Trì (Trang 59 - 61)

sứ Thanh Trì

3.1.2.1 Biện pháp thực hiện hạ giá thành sản phẩm

•Giảm chi phí nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm của công ty đa phần từ các tỉnh thành trong cả nớc đây là một điều kiện thuận lợi để có thể giảm đợc chi phí nhiều hơn so với khi nhập khẩu từ nớc ngoài.

Các biện pháp cắt giảm chi phí nguyên vật liệu bao gồm:

-Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là một việc làm tất yếu đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào. Tơng ứng với mỗi điều kiện sản xuất nhất định sẽ có một hệ thống định mức sử dụng nguyên vậtliệu phù hợp. Khi điều kiện sản xuất thay đổi thì định mức cũng phải thay đổi theo. Để các phân x- ởng sản xuất quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu trớc hết Công ty phải rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng loại sản phẩm và điều

chỉnh lại các chỉ tiêu này cho phù hợp. Nhng trong thực tế các phân xởng trong quá trình thực hiện còn dễ dãi và định mức giao phần nào cha sát với thực tế. Chính vì vậy việc điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một việc làm cần thiết và thờng xuyên.

Trong quá trình sản xuất, những tiêu hao lãng phí về nguyên vật liệu thờng xảy ra là: rơi vãi, để trào hồ, sản phẩm hỏng không thu hồi đợc...Do đặc điểm về lao động của sản xuất sứ vệ sinh lao động thủ công là chủ yếu nên giảm đợc sự hao hụt này cần phải giáo dục ý thức tiết kiệm cho ngời lao động kết hợp kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy trình công nghệ.

-Trong công tác thu mua nguyên vật liệu cố gắng mua tận gốc, giảm thiểu việc mua qua các khâu trung gian để giảm chi phí ở các khâu trung gian nhằm giảm giá mua nguyên vật liệu.

-Bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc nghiên cứu các nguyên vật thay thế vật liệu truyền thống với giá cả hợp lý hơn.

•Giảm chi phí cố định

Theo lý thuyết chung, chi phí cố định gồm: chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi phí khấu hao tài sản khấu tài sản cố định...Để giảm các khoản chi phí này Công ty sứ Thanh Trì cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tăng công suất của 2 dây chuyền sản xuất, tăng số lần sử dụng khuôn mẫu để sản xuất sản phẩm (trung bình 1 khuôn thạch cao mẫu dùng đợc 70 lần). Bên cạnh việc tăng sản lợng sản xuất Công ty cần đẩy mạnh các biện pháp tiêu thụ sản phẩm để mang lại hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lợng khuôn mẫu, khuôn sản xuất Xí nghiệp khuôn cần có kế hoạch bồi dỡng và đào tạo thêm cán bộ, công nhân có tay nghề giỏi phục vụ cho việc thiết kế và sản xuất khuôn mẫu bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ khuôn cho nhà máy. Luôn chủ

động tiếp cận với thị trờng trong nớc và nớc ngoài để tạo ra những mẫu mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Phối hợp nghiên cứu với các chuyên gia nớc ngoài để hoàn thiện hơn nữa khuôn mẫu bằng chất liệu nhựa thay thế cho thạch cao nhập ngoại nh hiện nay.

- Đối với những loại tài sản cố định thừa, không cần dùng công ty cần có chính sách chuyển nhợng hay bán. Thanh lý tài sản đã khấu hao hết, không dùng nữa để thu hồi...Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí sửa chữa.

•Giảm chi phí gián tiếp

Do Công ty có nhiều phòng ban, bộ phận nên việc chi phí cho hệ thống này là tơng đối lớn. Do vậy, việc cắt giảm chi phí tại các bộ phận này là rất cần thiết để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty đã thực hiện khoán chi phí cho các phòng ban tự hoạch định chi phí, cân đối thu chi, chia lơng cho các cán bộ. Việc khoán chi phí này đã giúp công ty giảm đợc những khoản chi lãng phí đồng thời phát huy khả năng cho từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại công ty sứ Thanh Trì (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w