Tác động của tỷ giá đến hoạt động XNK

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO (Trang 52 - 60)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

2.2.1 Tác động của tỷ giá đến hoạt động XNK

Cán cân thương mại là chênh lệch giữa doanh số xuất khẩu và doanh số nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Cán cân thương mại thặng dư phản ánh doanh số xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu; và ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt phản ánh doanh số xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Nhìn chung trạng thái cán cân thương mại tác động mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế, ví dụ, nếu thặng dư sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ được tự do chuyển đổi… Trong số các nhân tố tác động lên cán cân thương mại, thì tỷ giá hối đoái luôn được xem là một trong những nhân tố chính có ảnh hưởng nhanh, mạnh và trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.

2.2.1.1 Các loại tỷ giá sử dụng khi phân tích ảnh hưởng lên cán cân TM

* Tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ giá danh nghĩa song phương là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa hai đồng tiền, là loại tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Ví dụ, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối Việt Nam là 1 USD = 16.051 VND, tại Tokyo là 1 USD = 158 JPY, … Như vậy, tỷ giá danh nghĩa song phương chính là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa chúng, do đó khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng, ví dụ tỷ giá E (VND/USD) tăng, ta mới biết được rằng USD lên giá (danh nghĩa), và VND giảm giá (danh nghĩa), mà chưa thể biết được là tỷ giá tăng như vậy có tác động thúc đẩy xuất khẩu hay không? Chính vì điều này khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu người ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực.

*Tỷ giá thực song phương

Tỷ giá thực là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.

Trong thực tế để theo dõi và phân tích sự biến động của tỷ giá thực người ta sử dụng công thức tỷ giá thực dạng chỉ số như sau:

eRi = ei .

Trong đó: eR là chỉ số tỷ giá thực (gọi tắt là tỷ giá thực), e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa, CPI* là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài, CPI là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước, i là số thứ tự kỳ tính toán.

Tỷ giá thực rất có ý nghĩa, bởi vì với các nhân tố khác không đổi: * Xét ở trạng thái tĩnh:

- Nếu eR > 1, thì nội tệ được coi là định giá quá thấp và ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là: (i) nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ ra ngoại tệ ta chỉ mua được ít hàng hóa hơn ở nước ngoài so với ở trong nước; và (ii) nếu chuyển đổi mỗi đồng ngoại tệ ra nội tệ ta sẽ mua được nhiều hàng hóa ở trong nước so với ở nước ngoài. Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 đơn vị sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại.

- Nếu eR < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và ngoại tệ được coi là định giá quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 đơn vị sẽ tác động làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi.

- Nếu eR = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó, tác động làm cho cán cân thương mại cân bằng.

*Xét ở trạng thái động:

- Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai.

- Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu hơn.

- Nếu tỷ giá thực không đổi, không tác động làm thay đổi trạng thái cán cân vãng lai.

Vì giá cả hàng hóa ít thay đổi trong ngắn hạn, do đó phá giá tiền tệ, tức chỉ số e tăng, làm cho tỷ giá thực tăng, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thương mại. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá được nhiều nước áp dụng thành công.

* Tỷ giá danh nghĩa đa phương

Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ gọi là tỷ giá song phương. Đối với mỗi sự thay đổi của tỷ giá song phương ta đều biết được chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là, tại một thời điểm nhất định, một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER). NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặc trưng) và được biểu diễn dưới dạng chỉ số: do đó, phương pháp tính NEER cũng tương tự như phương pháp xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hiện nay, có tới hơn 150 đồng tiền khác nhau, nghĩa là mỗi đồng tiền cũng có tới trên 150 tỷ giá song phương, do đó, nếu ta bao gồm

tất cả các tỷ giá song phương để tính tỷ giá đa biên thì rất phức tạp và không cần thiết.

* Tỷ giá thực đa biên

Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, cho nên NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó khi NEER thay đổi không nhất thiết phải tác động đến cán cân thương mại. Chính vì vậy, để biết được tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả đồng tiền còn lại ta phải dùng khái niệm tỷ giá thực đa biên (REER).

REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ giá lạm phát ở trong nước và ở tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.

2.2.1.2 Kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá VND và cán cân thương mại * Tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân TM

Vì tỷ giá thực song phương chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại giữa hai quốc gia có đồng tiền liên quan, chính vì vậy, các nước không tính và cũng không công bố tỷ giá thực song phương, mà thay vào đó là tính và công bố tỷ giá thực đa biên. Đối với Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa tính và công bố chính thức bất cứ một loại tỷ giá thực nào. Trong thời gian qua, do tỷ giá VND luôn được gắn định với USD, đồng thời do tập quán giao dịch, thanh toán quốc tế và tâm lý ưa chuộng USD, nên tỷ giá VND/USD luôn có ý nghĩa quan trọng và nó có ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu. Để kiểm chứng tác động của tỷ giá VND/USD lên cán cân TM, chúng ta tiến hành một bước như sau:

eRi (USD) = ei (USD) x USD i VN i CPI CPI

* Tác động của tỷ giá thực đa biên lên cán cân thương mại:

Để phân tích vị thế tổng hợp trong cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các nước, chúng ta cần tính và phân tích tỷ giá thực đa biên (REER).Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn thời điểm gốc. Vì tỷ trọng thương mại của Việt Nam với

các nước thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, hơn nữa cán cân thương mại lại thâm hụt thường xuyên do đó ta chọn năm 1999 làm năm cơ sở, bởi vì trong năm này cán cân thương mại Việt Nam gần như cân bằng. Do đó, tỷ giá phản ánh ngang giá sức mua giữa VND với các đồng tiền còn lại, tức tỷ giá thực đa biên có thể được xem là bằng 1.Đồng thời, năm 1999 cũng là năm đồng tiền chung EURO ra đời và được chọn đưa vào trong rổ.

Bước 2: Căn cứ tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước để

chọn các đồng tiền đưa vào trong rổ. Về mặt nguyên tắc chọn càng nhiều đồng tiền tham gia trong rổ thì REER sẽ càng chính xác, tuy nhiên trong thực tế, người ta thường chỉ chọn những đồng tiền của các nước đối tác có tỷ trọng thương mại lớn. Qua số liệu thống kê, hiện nay có 4 nước: Nhật, Trung Quốc, khối đồng tiền chung EURO và Mỹ là có tỷ trọng thương mại lớn nhất, phản ánh xu hướng thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây và dự báo trong các năm tới, chính vì vậy ta chọn đồng tiền của 4 đối tác này vào trong rổ.

Bước 3: Căn cứ tỷ giá danh nghĩa song phương của các ngoại tệ với

VND, ta tính các chỉ số tỷ giá danh nghĩa như bảng dưới đây:

Hàng năm 99=1 ei (USD) Hàng năm 99=1 ei (EUR) Hàng năm 99=1 ei (CNY) Hàng năm 99=1 ei (JPY) 1999 14028 14028 14028 1,000 1694,2 1000 137,26 1,000 2000 14514 13439 13439 0,958 1753,5 1,035 126,32 0,920 2001 15084 13232 13232 0,943 1822,4 1,076 114,45 0,834 2002 15403 16214 16214 1,156 1860,9 1,098 128,47 0,936 2003 15608 19392 19329 1,378 1885,7 1,113 147,29 1,073 2004 15736 1,122 21434 1,528 1901,3 1,122 151,13 1,101

Bước 4: Lập bảng tính tỷ giá NEER.Trong bảng, TM là tỷ trọng thương

mại trung bình của các nước. Tỷ giá NEER trong bảng được tính theo công thức:

NEERi = ei (USD) x TMUS + ei (EUR) x TMEU + ei (CNY) x TMCN + ei (JPY) x TMJP.

Năm Mỹ EURO Trung Quốc Nhật NEERi

ei (USD) TMUS ei (EUR) TMEU ei (CNY) TMCN ei (JPY) TMJP 1999 1,000 0,1196 1,000 0,3289 1,000 0,2102 1,000 0,3413 1,000 2000 1,035 0,1196 0,958 0,3289 1,035 0,2102 0,920 0,3413 0,970 2001 1,076 0,1196 0,943 0,3289 1,076 0,2102 0,834 0,3413 0,950 2002 1,098 0,1196 1,156 0,3289 1,098 0,2102 0,936 0,3413 1,062 2003 1,113 0,2472 1,378 0,2801 1,113 0,2196 1,073 0,2661 1,191 2004 1,122 0,2151 1,528 0,2614 1,122 0,2662 1,103 0,2573 1,223

Bước 5: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng của từng nước đối tác:

Năm CPI - US CPI - EURO CPI - CN CPI - JP

Năm sau so năm trước 99 = 1 CPI iUS Năm sau so năm trước 99 = 1 CPI iEU Năm sau so năm trước 99 = 1 CPI iCN Năm sau so năm trước 99 = 1 CPI iJP 1999 1,0219 1,0000 1,0112 1,0000 0,9859 1,0000 0,9966 1,0000 2000 1,0338 1,0338 1,0234 1,0234 1,0026 1,0026 0,9933 0,9933 2001 1,0283 1,0631 1,0211 1,0450 1,0046 1,0072 0,9927 0,9860

2002 1,0159 1,0800 1,0225 1,0685 0,9923 0,9995 0,9908 0,97702003 1,0507 1,1348 1,0211 1,0910 1,0120 1,0115 0,9969 0,9740 2003 1,0507 1,1348 1,0211 1,0910 1,0120 1,0115 0,9969 0,9740 2004 1,0441 1,1848 1,0216 1,1146 1,0390 1,0509 1,0000 0,9740

Bước 6: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các

nước theo công thức (trong đó GDP trong bảng là tỷ trọng trung bình):

W US EU CN JP

i i US i EU i CN i JP

CPI =CPI x GDP + CPI x GDP +CPI x GDP +CPI x GDP

Năm Mỹ EURO Trung Quốc Nhật CPIiw

CPIiUS GDPUS CPIiEU GDPEU CPIiCN GDPCN CPIiJP GDPJP 99=1

1999 1,0000 0,454 1,0000 0,294 1,0000 0,052 1,0000 0,200 1,0002000 1,0338 0,454 1,0234 0,294 1,0026 0,052 0,9933 0,200 1,021 2000 1,0338 0,454 1,0234 0,294 1,0026 0,052 0,9933 0,200 1,021 2001 1,0631 0,454 1,0450 0,294 1,0072 0,052 0,9860 0,200 1,039 2002 1,0800 0,454 1,0685 0,294 0,9995 0,052 0,9770 0,200 1,052 2003 1,1348 0,454 1,0910 0,294 1,0115 0,052 0,9740 0,200 1,083 2004 1,1848 0,454 1,1146 0,294 1,0509 0,052 0,9740 0,200 1,115

Bước 7: Lập bảng tính tỷ giá REER theo công thức:

REERi = NEERi x W i VN i CPI CPI

Năm NEERi CPIiW CPIiVN REERi X/N

1999 1,000 1,000 1,000 1,000 0,9829 2000 0,970 1,021 0,994 0,9963 0,9267 2001 0,950 1,039 1,002 0,9851 0,9267 2002 1,062 1,052 1,042 1,0722 0,8466 2003 1,191 1,083 1,073 1,2021 0,7998 2004 1,223 1,115 1,175 1,1605 0,8249 2.2.1.3 Một số kiến nghị

Thứ nhất, tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng

nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại, chính vì vậy khi phân tích diễn biến và xu hướng vận động của cán cân thương mại, không thể không đề cập đến nhân tố tỷ giá. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào biểu diễn của tỷ giá danh nghĩa (song phương hay đa biên) để phân tích ảnh hưởng lên cán cân thương mại là không chuẩn xác, mà phải sử dụng đến tỷ giá thực và chủ yếu là tỷ giá

thực đa biên. Chính vì vậy, cũng như các nước, Việt Nam cũng cần phải tính và công bố chính thức tỷ giá thực đa biên của VND với các ngoại tệ càng sớm càng tốt.

Thứ hai, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thì tỷ giá thực

không thể quá thấp như ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá không phải là ở chỗ điều chỉnh "tăng mấy đồng" mà phải là điều chỉnh tỷ giá thực đạt mức bao nhiêu là hợp lý. Để điều chỉnh tỷ giá thực đạt được hiệu quả theo mong muốn, thì công việc khó khăn và quan trọng nhất là việc duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trong thời gian dài

Thứ ba, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn

định, lạm phát tuy không thật ổn định, nhưng có tỷ lệ bình quân thấp, đồng thời trạng thái tỷ giá thực đang ở mức trên 1 đơn vị, đây là thời cơ tốt để Việt Nam thực thi chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu thông qua một cuộc "phá giá tích cực VND" để tỷ giá thực tăng đột biến

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO (Trang 52 - 60)