GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.4 Đối mặt với khủng khoảng và thách thực hội nhập
3.2.4.1 Đối mặt với khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đó là sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển của các nước
khủng hoảng. Họ đã quá coi trọng khu vực kinh tế thực, chỉ cho khu vực tài chính là sự hỗ trợ cho khu vực kinh tế thực cho nên đã quá coi nhẹ trong việc xây dựng sự vững mạnh của khu vực này.
Thứ hai, bản thân hệ thống tài chính Đông Á yếu kém, đã không đáp
ứng kịp sự phát triển của khu vực sản xuất và điều tiết nguồn lực tài chính. Thể hiện ở chỗ sự quản lý không đồng đều, thiếu chặt chẽ, bị sự can thiệp, bóp méo của chính trị do đó không đảm bảo sự rõ ràng.
Thư ba, sự quản lý vĩ mô yếu kém, thiếu linh hoạt, nhạy bén, thâm hụt
ngân sách lớn, kéo dài, vay nợ tư nhân cao và không có một cơ chế quản lý chặt chẽ, sự cứng nhắc trong duy trì chính sách tỷ giá cố định.
Thứ tư, thâm hụt cán cân vãng lai lớn cộng với sự mất cân bằng nội lực
đã làm giảm khả năng thanh toán.
Thứ năm, sự liến kết giữa khu vực sản xuất và khu vực tài chính chặt
chẽ, không tạo ra sự hỗ trợ đắc lực.
Khủng hoảng đã chỉ ra cho các nước này những bào học quý báu trong chương trình hoàn thiện để hội nhập, cụ thể:
Cần xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh dựa trên sở sở cạnh tranh thị trường, thúc đẩy hơn nữa sự tự do hoá nhưng có sự quản lý đảm bảo cơ chế an toàn vốn.
Đảm bảo cân đối giữa hai khu vực tài chính vốn – kinh doanh, cải cách cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững.
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tài chính của Chính phủ thông qua việc thiết lập các cơ chế chung về an toàn tài chính, kiểm soát hoạt động vay và cho vay theo nguyên tắc đảm bảo cân đối nội, ngoại. Tăng tính linh hoạt và dự báo các công cụ quản lý vĩ mô.
Tìm đến một sự hiểu biết chung và cam kết tự nguyện trong khu vực để đạt được sự ổn định tương đối cho các quốc gia.
Cuộc khủng hoảng này đã tác động trực tiếp, gián tiếp đến nước ta thông qua nhiều kênh.
Thứ nhất, sự phá giá đồng loạt các đồng tiền làm cho VND bị đánh giá
cao so với khu vực và do đó hàng xuất khẩu của Việt Nam bị giảm tính cạnh tranh. Đồng thời sự cao giá này sẽ chịu áp lực phá giá từ phía nhà đầu tư kinh doanh.
Thứ hai, Việt Nam đã mất đi 30% thị trường xuất khẩu và 31% thị
trường đầu tư. Sự suy thoái đã làm cho nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các nước trong khu vực giảm mà chính họ là những nhà nhập khẩu và đầu tư chính vào nước ta.
Thứ ba, sự tụt hậu lớn so với các nước khu vực sau khủng hoảng.
của họ và đương nhiên là sức bật vì thế cũng tăng lên. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời ở ta thì thực sự không thể theo kịp và hơn họ.
Thứ tư, các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực ngặt nghèo hơn sau khủng
hoảng đòi hỏi ta phải nỗ lực nhiều hơn cho tiến trình hội nhập.
Bên cạnh đó hiện trạng kinh tế - tài chính nước ta cũng bộc lộ những nhân tố, tiềm ẩn có thể gây khủng hoảng.
Trong suốt giai đoạn 1992 – 1996, nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 9%. Nửa cuối năm 1997 tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại làm tốc độ cả năm đạt 8.8%. Năm 1998, nước ta chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 5,83%. Trong hai năm 1999 và 2000, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt dưới 5%.
Thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động, luôn ở tình trạng thâm hụt kéo dài và mức thâm hụt chiếm tỷ lệ cao hơn so với GDP (trên 5%)
Ngân sách thâm hụt kéo dài với tỷ lệ cao gần 3,5% GDP. Nợ nước ngoài ở mức báo động và đặc biệt là không có sự quản lý chặt chẽ.
Cơ cấu đầu tư, tiết kiệm của ta mất cân đối. Tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (trên dưới 17% GNP so với trên 32% GNP).
Việc phân bổ các nguồn tín dụng không hiệu quả, các nguồn tín dụng ưu đãi cho các Tổng công ty, các Công ty Nhà nước theo hình thức tín chấp đôi khi không hiệu quả trong khi khối tư nhân đang thiếu vốn trầm trọng
3.2.4.2 Thách thức của hội nhập
Trong thời gian qua, chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập: thành viên ASEAN, APEC, WTO. Tuy nhiên, thách thức của hội nhập là không nhỏ, cụ thể:
Vệc tự do hoá thương mại bước đầu và tiếp tới đòi hỏi việc xoá bỏ các công cụ bảo hộ mậu dịch đi kèm với các chương trình cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu quan trọng của ngân sách. Trong nhiều năm qua ngân sách chúng ta đã bị thâm hụt và theo dự báo của WB nếu không có sự cải cách tích cực thì ngân sách chúng ta vẫn ở mức thâm hụt gần
2% (sau khi đã có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế). Sự thâm hụt ngân sách kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến việc vay nợ trong và ngoài nước, tác động lên cân đối cung - cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Tiếp đến xoá bỏ dần các chế độ bảo hộ mậu dịch chuyển sang các chế độ bảo hộ phi mậu dịch rồi tự do đòi hỏi phải có các biện pháp hỗ trợ để bảo hộ nền sản xuất nội địa như các chương trình tín dụng ưu đãi, các trợ cấp thương mại, bảo hộ thông qua giá.
Bên cạnh đó chương trình tự do hoá thương mại cần được hỗ trợ bằng việc duy trì tỳ giá thấp hơn tỷ giá thực 10 – 15%. Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp hỗ trợ kéo theo như thắt chặt tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tự do hoá thương mại dẫn đến sự luân chuyển phức tạp hơn của hàng hoá và theo đó là tiền tệ, tín dụng thông qua các hoạt động thanh toán phức tạp với nhiều loại tiền tệ. Do đó cung - cầu ngoại tệ cũng phức tạp hơn và quản lý ngoại tệ khó khăn hơn.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán đòi hỏi phải tự do hoá tài khoản vốn, tự do hoá tài chính, đồng thời phải có một cơ chế quản lý điều hành ngoại hối và tỷ giá hợp lý hơn.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, khu vực, mỗi quốc gia phải tự đảm bảo cân đối nền kinh tế của mình. Khi thực hiện hội nhập phải đảm bảo cân đối trong nước và cân đối ngoài nước. Khi này, chính sách tỷ giá trờ thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quản lý vĩ mô để đạt sự cân bằng trong và ngoài nước.