GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
hội nhập quốc tế
Bước sang thế kỷ XXI, điều không thể đảo ngược đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ; tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có. Sự hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường mở là nhu cầu khách quan có tính quy luật tất yếu. Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hoàn thiện cơ chế tỷ giá VND theo hướng thị trường hơn nữa, phù hợp với quy luật và thông lệ quốc tế là cần thiết.
Cơ chế tỷ giá VND phải được hoàn thiện, nhằm bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra một cơ chế tỷ giá hiệu quả còn có tác dụng kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế là yếu tố quyết định để thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo quy luật thị trường, trên cơ sở đó cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai: một thị trường ngoại hối hiệu quả là môi trường lý tưởng để
NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Trong những năm qua, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những bước cải cách sâu sắc. Trước hết đó là: chính sách quản lý ngoại hối đã được hoàn thiện căn bản phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái: bước đầu đã đưa một số các giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá phát huy hơn nữa vai trò của mình, tiến tới hòa nhập quốc tế, có thể nêu ra một số giải pháp như sau: