Một số vấn đề về tỷ giá trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO (Trang 81 - 88)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

2.3.2 Một số vấn đề về tỷ giá trong thời gian qua

Bên cạnh những thành tựu thì trong thời gian qua, chính sách tỷ giá của nước ta cũng còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Để có thể giải quyết các vấn đề này, ngoài nỗ lực của NHNN Việt Nam còn đòi hỏi sự đóng góp của các Bộ, ngành khác và cả giới khoa học trong và ngoài nước.

2.3.2.1 Trạng thái của VND

Trong nhiều cuộc thảo luận về tỷ giá Việt Nam trong và ngoài nước, người ta thường trao đổi với nhau về VND được định giá cao hay thấp. Để trả lời câu hỏi này, ta lấy năm 1999 làm kỳ gốc để xác lập tỷ giá thực. Sở dĩ như thế do năm 1999 là thời điểm đồng tiền của các nước trong khu vực và VND đều có sự điều chỉnh lại để hướng đến ngang giá chung sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Các đối tác thương mại lớn có mặt bao gồm: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Pháp và Đức.

Nhìn tổng thể trong giai đoạn 7 năm qua, tiền đồng đã liên tục được định giá thấp hơn so với đôla Mỹ. Tuy nhiên, càng về cuối năm 2005, tỷ giá thực có xu hướng ngày càng tiến gần về ngang giá sức mua.

Diễn biến tỷ giá phần nào cho thấy tỷ giá trong thời gian qua luôn theo khá sát với chênh lệch lạm phát trong nước và bảy đối tác thương mại lớn của VIệt Nam. Đây là diễn biến rất đáng chú ý để dự báo về đường đi của tỷ giá trong giai đoạn sắp đến.

Vào thời điểm cuối năm 2005, tỷ giá danh nghĩa đôla Mỹ/đồng VN là 15.910 đồng. Nhưng nếu phản ánh đúng với tỷ giá thực, tỷ giá danh nghĩa đôla Mỹ/đồng Việt Nam vào cuối năm 2005 có thể vào khoảng 16.073,80 đồng. Tiền đồng vẫn được định giá cao hơn một chút so với đôla Mỹ.

*Những giải pháp về chính sách để đối phó với áp lực lên giá của VND so với USD.

Theo lý thuyết tiền tệ, có hai cơ cấu bình ổn lãi suát VND tự động: cơ cấu điều chỉnh thị trường tiền tệ trong nước và cơ cấu điều chỉnh luồng vốn quốc tế. Trong cơ cấu thứ nhất, nếu luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn, dẫn đến làm tăng dự trữ ngoại tệ và tăng cung VND, thì lãi suất VND sẽ tự động giảm đi để làm tăng cầu VND, lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ trong nước.

Ở cơ cấu thứ hai, lãi suất VND giảm đi sẽ làm cho vốn nước ngoài chảy ngược trở ra thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa là cơ cấu lãi suất thả nối theo thị trường sẽ tự động làm giảm áp lực dự trữ ngoại hối của NHNN và do đó làm giảm áp lực tăng giá VND.

Ngoài ra, ở Việt Nam, các giao dịch trên tài khoản vốn bị kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, tốc độ lưu chuyển các nguốn vốn ra vào Việt Nam chậm và sự hoán đổi giữa VND và ngoại tệ (USD) diễn ra không hoàn hảo. Do đó, bao giờ cũng có một biên độ chênh lệch giữa lãi suất thực của VND với lãi suất thực của USD trên thị trường quốc tế.

Thực tế này làm cho khả năng lãi suất VND phải tụt giảm mạnh để bình ổn tỷ giá, hoặc khả năng các nhà đầu cơ tiền tệ nước ngoài rót một lượng vốn ngắn hạn lớn vào Việt Nam để tấn công VND là yếu. Hơn nữa, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng giúp giảm áp lực lên tỷ giá VND do nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh hơn nhập khẩu, kéo dài thêm sự tồn tại có thể của cơ chế tỷ giá hiện tại.

Thế nhưng, cho dù cơ chế bình ổn lãi suất VND có bảo vệ được tỷ giá VND/USD đi chăng nữa, sự che chắn này chỉ có mức độ, và sẽ mất dần tác dụng khi có luồng ngoại tệ tiếp tục đổ vào do thặng dư cán cân thanh toán, làm cho dự trữ ngoại hối của NHNN không thể tránh khỏi tăng liên tục. Theo đó, cung VND cũng sẽ phải tăng lên liên tục tương ứng, gây áp lực làm giảm lãi suất VND liên tực xuống mức 0.

Điều này tự thân nó sẽ phá vỡ chính sách neo/bình ổn tỷ giá như hiện nay, nếu NHNN không có những chiến lược hành động can thiệp kịp thời. Nếu cơ chế bình ổn tý giá thông qua lãi suất không có hiệu lực như vậy thì NHNN chỉ còn lại một số giải pháp về chính sách để ổn định tỷ giá trong bối cảnh này.

Thứ nhất, là giảm dự trữ ngoại tệ

Thứ hai, để ổn định tỷ giá là phải giảm thặng dư cán cân thanh toán,

đồng nghĩa với giảm áp lực tăng giá VND. Ở Việt Nam hiện nay nguồn gốc của thặng dư này hoàn toàn là do luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Do đó, cần phải tăng cường kiểm soát vốn đổ vào nhằm hạn chế tăng thặn dư cán cân thanh toán. Loại vốn cần hạn chế đầu tiên là vốn đầu cơ, ngắn hạn, đầu tư theo danh mục. Việc giảm hàng rào thuế quan để nhập khẩu tiếp tục tăng lên cũng giúp giảm thặng dư cán cân thanh toán.

Thứ ba, cải thiện chất lượng của các tài sản tài chính nội địa, như giảm

tỷ lệ nợ khó đòi và bơm thêm vốn cho hệ thống ngân hàng. Điều này giúp làm tăng tính hoán đổi giữa tài sản tài chính trong nước và tài sản của nước ngoài, giảm mức độ dễ thương tổn của hệ thống ngân hàng, mà kết quả cuối cùng là tăng cường tính duy trì bền vững của cơ chế neo tỷ giá

2.3.2.2 Tỷ giá trong việc thực hiện các chiến lược vĩ mô trong thời gian qua.

Thực hiện đổi mới nền kinh tế thành công, chúng ta thực hiện CNH – HĐH đất nước với chủ trương hướng mạnh về xuất khẩu, thực hiện nền kinh tế hội nhập nhanh, vững chắc vào khu vực và thế giới. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn về mô hình CNH – HĐH.

Thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô ổn định: Ngân sách Nhà nước nói chung là ổn định, lạm phát được kiểm chế ở mức thấp nhờ chính sách tièn tệ duy trì mức lãi suất thực dương, chính sách hối đoái gắn giá trị đồng bản tệ với USD và duy trì ổn định. Nợ nước ngoài của cả khu vực công cộng và tư nhân ngang với mức tăng trưởng của xuất khẩu.

Cơ cấu kinh tế mở, hội nhập với thế giới: tự do hoá thương mại, giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khuyến khích đầu tư nước ngoài (FDI).

Thực hiện mức tiết kiệm xã hội cao (khoảng 20% GDP), đầu tư lớn (khoảng 40% GDP), cộng với quá trình thực hiện phân phối hợp lý.

Chính sách tỷ giá được coi là chính sách quan trọng và có nhiều thành tích trong việc đem lại sự phát triển thần kỳ cho các nước Đông Á. Tuy nhiên, trong thời gian qua chính sách tỷ giá của nước ta đã không phát huy được sức mạnh của nó.

2.3.2.2.1 Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu

Tỷ giá của chúng ta không phải tự do hoàn toàn và cũng không phải cố định như các nước Đông Á. Đó là chế độ thả nổi có quản lý. Do vậy, tính tích cực của nó chỉ được phát huy khi sự quản lý (điều tiết) của Nhà nước là đúng lúc, hợp lý. Điều này không phải lúc nào cũng đạt được:

Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu: ngoài xăng - dầu là nguyên liệu đặc biệt cần thiết thì các nguyên vật liệu khác không phải là “nhập khẩu để xuất khẩu” mà nhập khẩu để sản xuất phục vụ trong nước. Nhập khẩu ô tô chiếm tỷ trọng lớn, trong đó có tới gấn 1/3 là nhập khẩu ô tô dưới 12 chỗ (hàng tiêu dùng). Chưa kể đến việc các doanh nghiệp lợi dụng các ưu đãi về nhập khẩu linh kiện thiết bị, tiến hành tháo gỡ thiết bị để nhập rồi lại lắp lại sau khi nhập… Việc nhập thép và xi măng trong những năm qua đã chứng tỏ tính thiếu hợp lý trong cân đối sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong khi trong nước hòan toàn có thể đảm nhận thì vẫn có doanh nghiệp xi măng và thép nhập khẩu vì nhập vẫn rẻ hơn. Như vậy, chính sách tỷ giá đã khuyến khích nhập khẩu không hợp lý. Tuy nhiên, hậu quả sẽ không lớn hơn thực tế nếu có chính sách nhập khẩu đúng đắn. Qua đây, cho thấy bảo hộ giá không phải là biện pháp hữu hiệu cho nhập khẩu. Nếu chúng ta tiếp tục kéo dài tình hình này, cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu của chúng ta sẽ bị phá vỡ bởi thực

tế thay vì khai thác sản xuất nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp sẽ nhập để bán hàng ngoại chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn và có lợi nhuận cao hơn.

Đối với nhiệm vụ kích thích xuất khẩu: chính sách tỷ giá đã không thực sự khuyến khích xuất khẩu đủ mạnh. Cơ cấu xuất khẩu của chúng ta là giản đơn, có tới 70% giá trị xuất khẩu là sản phẩm thô và nông sản, giá của chúng ít biến động, rẻ, cầu của chúng lại ít biến động theo giá. Do vậy, giá không phải là giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nước ta. Các sản phẩm chế biến chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng không lơn song chúng lại có vai trò ban đầu rất quan trọng. Trong những năm qua cho thấy, các mặt hàng chế biến này đang có tỷ trọng tăng nhưng lại đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước bạn co cơ cấu xuất tương tự, chất lượng không cao hơn nhưng có giá rẻ hơn.

Tóm lại, trong thời gian qua chiến lược xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

của chúng ta chưa thành công một phần do chính sách tỷ giá đã qua bảo hộ/ khuyến khích nhập khẩu.

2.3.2.2.2 Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.

Chúng ta thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thực hiện CNH – HĐH đất nước nhưng các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài còn nhiều chỗ chưa hợp lý.

Nguyên tắc đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận và rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Với các thị trường đầu tư hoàn hảo, quá trình luân chuyển vốn là tự do, khi đó các yếu tố đều có thể lượng hoá đến mức hợp lý tương đối và khi đó nguyên tắc cân bằng lãi suất được thực hiện. Tuy nhiên, nguyên tắc cân bằng lợi tức dự tính có thể áp dụng và dư ra những định hướng cho đầu tư ở các nước đang phát triển. Theo nguyên tắc này thì chính sách tỷ giá và lãi suất của ta còn nhiều bất hợp lý.

Theo nguyên tắc này thì nhà đầu tư chỉ có lãi khi: tỷ lệ phá giá + tỷ lệ rủi ro < chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên ở nước ta, bất đẳng thức này không

phải lúc nào cũng đúng. Do vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất khó khăn. Qua đó thấy được sự ổn định của đồng tiền có ý nghĩa như thế nào đối với sự thu hút đầu tư nước ngoài. Cần có sự phối hợp giữa chính sách lãi suất và tỷ giá để thu hút FDI. Trong thời gian qua, chúng ta tiến hành phá giá đồng tiền gần tới giá trị thực của nó, do vậy hy vọng về phá giá giảm xuống, có điều kiện hạ thấp lãi suất trong nước để khuyến khích đầu tư trong nước trong khi vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Một vấn đề của thu hút FDI nữa là khả năng hồi hương vốn đầu tư. Tuy nhiên, cùng với việc thắt chặt quản lý ngoại tệ, các dự án phải gặp khó khăn trong hồi hương vốn. Do đó, hạn chế thu hút đầu tư FDI. Việt Nam chủ trương rằng, các dự án FDI tự nó phải tìm được các nguồn thu ngoại tệ bằng cách đầu tư vào xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu hướng về xuất khẩu của Việt Nam chưa rõ ràng và không được hỗ trợ một cách mạnh mẽ của Chính phủ. Do vậy, tính hấp dẫn đầu tư chắc chắn sẽ giảm.

Đối với đầu tư trong nước, xu hướng có phần phức tạp hơn. Sự biến động của tỷ giá đã chuyển hướng đầu tư tài sản sang đầu tư ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đã thu lợi lớn từ các khoản chênh lệch lớn do tỷ giá không phải do có năng suất lao động cao hơn. Người dân cũng có xu hướng chuyển từ gửi VND sang gửi USD đồng thời kiếm hai lợi nhuận.

2.3.2.2.3 Tỷ giá với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài

Thâm hụt ngân sách là điều dễ hiều đối với các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nhưng có nhiều cách để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Trước 1989, chúng ta chủ yếu phát hành tiền để bù đáp thâm hụt, chính vì vậy, đã thổi bùng ngọn lửa lạm phát. Sau năm 1989, chủ trương giảm và tiến tới xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp, chúng ta chuyển sang vay nợ để bù đắp thâm hụt.

Nợ nước ngoài của Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ và nợ tư nhân. Nước ta chủ yếu vay nợ từ WB, IMF..

Để góp phần nào vào việc khắc phục tình trạng nóng bỏng này, chính sách tỷ giá của NHNN và công cụ quản lý dự trữ của NHNN phải được lưu ý. Trong những năm qua, do chúng ta ổn định tỷ giá cố định vào USD sau đó tính giá chéo sang các đồng tiền khác nhau. Do vậy, chúng ta đã thiệt hại một cách vô ích khi có sự biến động giá của đồng USD. Mặt khác, các khoản vay tư nhân do các ngân hàng thương mại tiến hành không được kiểm soát ngặt nghèo cũng sẽ là nguồn tiêu hao lớn phần ngoại tệ của đất nước. Do vậy, chính sách tỷ giá của chúng ta cần phải lưu ý đến vấn đề này bởi nợ nước ngoài cũng là một nhân tố gây khủng hoảng và trả nợ nước ngoài cũng là một nhân tố để đánh giá uy tín của đồng tiền.

2.3.2.3 Những thách thức mới đối với chính sách tỷ giá nước ta

Sự tác động mạnh mẽ hơn của những biến động trong khu vực lên nền kinh tế non trẻ của ta khi hội nhập sâu rộng hơn.

Nền kinh tế khu vực dựa trên cơ chế thị trường linh hoạt và mềm dẻo trong chính sách tiền tệ do nhận thức rõ và sử dụng rất hữu hiệu công cụ này. Trong khi chính sách tiền tệ nói chung, tỷ giá nói riêng của ta vẫn còn cứng nhắc, trực tiếp và chậm chạp.

Tự do hoá thương mại, tài chính buộc chúng ta phải thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu của nền kinh tế đất nước.

Như vậy, chính sách tỷ giá Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu bức bách phải cải cách, đổi mới cho phù hợp với khu vực và thế giới.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w