Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực trong hoạt động dự thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng Hải Tân (Trang 45 - 49)

II. Những tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh năng lực của nhà thầu

2. Trình tự tham gia dự thầu của công ty

1.4. Năng lực tài chính

Trong hồ sơ dự thầu việc giải trình về các nguồn vốn huy động và tình hình tài chính công ty là một trong những nội dung quan trọng mà chủ đầu tư quan tâm nhất.

Do quá trình sản xuất trong xây dựng kéo dài, giá trị sản phẩm rất lớn khiến cho lượng vốn ứ đọng trong quá trình sản xuất cao. Điều này làm cho nhu cầu về vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng là rất lớn so với các ngành khác.

Bên cạnh đó, khi lập hồ sơ dự thầu, trúng thầu và thực hiện thi công xây lắp, công ty lại phải có một khoản gửi bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng (chiếm 10 – 15%) giá trị công trình. Vì vậy, công ty phải có một lượng tiền lớn làm điều kiện cho việc tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng, làm tăng nhu cầu về vốn lưu động của công ty.

Bảng 7: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn lưu động 1,171,795 65.75 4,203,778 49.40 9,592,349 59.80 Vốn cố định 1,782,290 34.25 4,306,379 50.60 6,447,651 40.20 Tổng vốn 2,954,085 100 8,510,157 100 16,040,00 0 100

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm cụ thể:Vốn lưu động tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Tăng vốn cố định cả về số tuyệt đối và tương đối.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các công trình xây dựng và mở rộng hoạt sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có nhiều vốn lưu động. Trong thời gian qua lượng vốn của Công ty tăng nhanh, cụ thể năm 2003 vốn lưu động chiếm là 1.171.795 ngìn đồng chiếm 65,75% số vốn nhưng đến năm 2005 số vốn lưu động đã là 9.592.349 nghìn đồng chiếm 59,8% tổng số vốn. Chỉ trong vòng 2 năm mà lượng vốn của Công ty tăng gấp hơn 5 lần, năm 2003 là 2.954.058 nghìn đồng đến năm 2005 là 16.040.000 nghìn đồng.

Vốn lưu động tăng nhanh trong thời gian qua là do Công ty không ngừng tăng sản lượng và tiến hành nhiều hoạt đông đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu nên lượng vốn cần thiết để mua sắm, vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu cho đầu tư và thi công xây dựng tăng lên. Vốn lưu động của Công ty tăng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tăng số lượng các công trình dự thầu. Tuy vậy

cũng đặt ra một yêu cầu cho doanh nghiệp là phải phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này cho mỗi công trình

Đi sâu vào phân tích thì thấy trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất bằng 47,66% vào đầu năm và 54,24% vào cuối năm 2005, kết quả này càng phản ánh rõ đặc thù của Công ty là: khoản phải thu của khách hàng lớn vì mỗi công trình chỉ sau khi nghiệm thu thì mới được thanh toán hết. Cuối kỳ do vào mùa xây dựng với nhiều hợp đồng ký kết, các khoản phải thu của Công ty đã tăng lên 6,58%.

2. Phân tích một số tiêu chí phản ánh năng lực trong hoạt động dự thầu của công ty.

Để đánh giá khái quát về khả năng cạnh tranh trong hoạt động dự thầu của công ty, chúng ta xem xét 2 chỉ tiêu cơ bản sau:

2.1. Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm

Từ khi thành lập đến nay, qua các công trình và giá trị công trình mà công ty đã thi công được thể hiện qua bảng sau:

ST T

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

1 Số lượng công trình trúng thầu 4 3 4 3

2 Giá trị trúng thầu(tỉ đồng) 6,2 5,4 8,2 9,3 3 Giá trị trung bình một công trình

trúng thầu( tỉ đồng)

1,55 1,8 2,1 3,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Theo bảng trên trong năm 2003 công ty trúng thầu 4 công trình với tổng giá trị là 6,2 tỉ đồng với giá trị trung bình mỗi công trình là 1,55 tỉ đồng, nhưng

3,1 tỉ đồng. Tuy rằng giá trị trúng thầu công ty còn nhỏ nhưng qua bảng trên ta nhận thấy công ty đã có những chuyển biến tích cực, đã có sự tăng lên nhanh chóng qua các năm, nó thể hiện phần nào nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác đấu thầu nói riêng. Công ty đã chủ động tham gia đấu thầu để giành quyền bao thầu xây lắp các công trình có giá trị nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

2.2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu.

Để xem xét chỉ tiêu này ta xem xét bảng tổng hợp trúng thầu từ năm 2003 đến 2006:

Năm

Công trình dự thầu Công trình trúng thầu Xác xuất trúng thầu Số lượng Giá trị (tỉ đồng) Số lượng Giá trị (tỉ đồng) Số lượng Giá trị 2003 7 10 4 6,2 57% 62% 2004 6 12 3 5,4 50% 42% 2005 6 15 4 8,2 66% 55% 2006 7 17 3 9,3 43% 54%

(Nguồn : phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng ta thấy xác xuất trúng thầu của công ty chưa cao, xác xuất trúng thầu về mặt số lượng chỉ đạt 57% năm 2003, chỉ có năm 2005 đạt 66% và giá trị bình quân một công trình tương đối thấp, cao nhất là năm 2006 đạt 3,1 tỉ đồng. Về mặt giá trị, xác xuất này cũng chỉ ở mức trung bình.Cao nhất là năm 2003 với là 62%. Về mức tăng tuyệt đối bình quân một công trình trúng thầu qua các năm :

- Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,25 tỉ. - Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,3 tỉ. - Năm 2006 tăng so với năm 2004 là 1,1 tỉ.

Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình trúng thầu qua các năm có sự lên xuống thất thường nhưng giá trị bình quân một công trình trúng thầu có chiều hướng tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường năng lực trong hoạt động dự thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng Hải Tân (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w