Ngồi những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM như đã phân tích ở
chương 1 (Mục 1.2.3), MHB cịn chịu ảnh hưởng từ một số nhân tố sau:
Sự phát triển của hệ thống NHTM trong nước và các NHNNg: Sự lớn mạnh khơng ngừng và ra đời hàng loạt các NHTM trong nước cũng như việc ngày càng mở rộng hoạt
động của các chi nhánh NHNNg gây áp lực cạnh tranh gay gắt buộc MHB phải cĩ chiến lược kinh doanh và phát triển để cĩ thểđứng vững khi hội nhập.
Tính chất sở hữu: Do là một NHTMNN nên vốn hoạt động của MHB là do ngân sách cấp, MHB phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về quản lý vốn của Nhà nước, điều này tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi gởi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là những năm trước đây. Tuy nhiên, việc tăng vốn của MHB lại gặp nhiều khĩ khăn và các qui định nghiêm ngặt trong kiểm sốt chi phí, đặc biệt là cơ chế chi trả lương của Nhà nước đã hạn chế việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại MHB.
Qui mơ vốn tự cĩ (vốn chủ sở hữu): Chức năng chủ yếu của vốn chủ sở hữu bao gồm chức năng bảo vệ, chức năng hoạt động và chức năng điều chỉnh. Mặc dù chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng cĩ vai trị đặc biệt quan trong vì đây là nguồn vốn rất ổn định, nĩ là cơ sở để tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của ngân hàng, nĩ cho thấy thực lực, quy mơ của ngân hàng và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Thương hiệu: Là uy tín của Ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm. Để xây dựng
được một thương hiệu mạnh địi hỏi ngân hàng phải cĩ sựđầu tưở tất cả các lĩnh vực : con người, cơng nghệ, văn hố kinh doanh, sản phẩm dịch vụ…Một ngân hàng cĩ đội ngũ
nhân viên nhiệt tình, năng độ, cĩ trình độ và khả năng giao tiếp tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích đáp ứng nhu cầu về chất lượng và giá cả
cũng làm lên tên tuổi của ngân hàng. Thương hiệu là tài sản vơ hình mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn sở hữu, ngân hàng nào xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cao. Thương hiệu MHB đã chiếm được cảm tình lớn ở khu vực ĐBSCL, tuy nhiên các khu vực khác thì cần phải cĩ chiến lược tiếp thị quảng bá rộng rãi và cĩ sự đầu tư nhiều hơn nữa.
Hệ thống mạng lưới: Hệ thống mạng lưới rộng lớn phản ánh qui mơ hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng cĩ khả năng đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cĩ mạng lưới hoạt động rất rộng do đĩ nhu cầu được phục vụ trọn gĩi ngày càng cao. Hệ thống mạng lưới rộng cịn giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng được lợi thế kinh doanh của từng vùng, từng khu vực. Trong những năm qua MHB đã rất chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới ban đầu là ở các tỉnh ĐBSCL, sau đĩ là các tỉnh miền Bắc và Trung bộ và hiện nay mở
rộng mạng lưới tập trung ở các thành phố lớn. Việc mở rộng mạng lưới ra các tỉnh phía Bắc đã làm cho MHB tận dụng được nguồn vốn dồi dào từ các chi nhánh phía Bắc đểđầu tư cho các tỉnh phía Nam, nơi cĩ nhu cầu vốn tín dụng rất lớn.
Sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm dịch vụđa dạng tiện ích giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng. Nếu như trước đây hoạt động của các ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn thu tín dụng, một nguồn thu cĩ tính rủi ro cao thì hiện nay các ngân hàng đang cố gắng đẩy mạnh nguồn thu nhập ngồi lãi, nhiều ngân hàng đã nâng tỷ trọng này lên đến 30-40% tổng nguồn thu.
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của ngân hàng bao gồm trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị và máy mĩc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng cĩ trụ sở hoạt động kinh doanh bề thế sẽ tạo được uy tín đối với khách hàng gởi tiền. Việc thiết kế đồng bộ từ bảng hiệu logo đến quầy kệ làm việc thống nhất trong tồn hệ thống cho thấy hoạt động của ngân hàng chuyên nghiệp hơn. Hệ thống máy mĩc, trang thiết bị
giúp ngân hàng xử lý nghiệp vụ nhanh hơn, quản lý rủi ro tốt hơn từ đĩ cĩ thể đưa ra được quyết định kịp thời chính xác hơn.
2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MHB 2.3.1 Năng lực tài chính