Đa dạng hoá dịch vụ xe buýt.

Một phần của tài liệu Vận tải hành khách công cộng trong việc phát triển đô thị (Trang 40 - 42)

- Ba là, phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa vào khả năng tài chính cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố.

3.2.2.1. Đa dạng hoá dịch vụ xe buýt.

Đa dạng hoá dịch vụ cung cấp sẽ tăng thêm sự thuận tiện cho hành khách, tăng sự hấp dẫn của loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt.

Về tuyến xe buýt, ngoài các tuyến thông thường, ngành Giao thông Công chánh cần tổ chức thêm các loại tuyến chỉ chạy giờ cao điểm, ngày nghỉ ngày lễ; tuyến đưa đón học sinh và sinh viên, công nhân viên chỉ đón khách tại một số trạm dừng nhất định; tuyến chạy đêm trên các hành lang có nhu cầu đi lại ban đêm như tuyến vòng khu vực trung tâm thành phố, tuyến nối các trung tâm thương mại và dịch vụ như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, tuyến nối các bến xe liên tỉnh tại các cửa ngõ ra vào thành phố như Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây – Bến xe An Sương.

Ngoài ra, ngành Giao thông Công chánh cần áp dụng nhiều loại hình vé khác nhau để khuyến khích người dân mua vé xe buýt như sau:

- Vé mua đi ngay (vé lượt, mua từng vé hoặc từng tập mười vé …) theo giá bán lẻ.

- Vé mua trước có định rõ số lượng lượt đi: trước mắt là hình thức mua trước nhiều vé để xử dụng dần mà không hạn chế thời gian theo ngày đi và có giảm giá, có thể áp dụng cho từng tuyến hoặc nhiều tuyến.

- Vé tháng cho một số đối tượng khuyến khích (sinh viên, học sinh, công nhân viên, bộ đội, công an, đối tượng chính sách ưu đãi, người già, người tàn tật, trẻ em …) có giảm giá khoảng 15 đến 30% và có định rõ số lượng lượt đi trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.

- Vé thẻ từ: Mua trước theo tổng số tiền, khi đi xe buýt thì giá trị vé được trừ dần bằng máy kiểm soát vé, có khuyến khích giảm giá một phần. Chẳng hạn vé dùng trong hai năm sẽ được giảm giá khoảng 5 đến 15% nếu đi hết giá trị của vé.

- Vé thẻ mua trước, có thời hạn, không định rõ số lượt đi: Loại vé này khuyến khích rộng rãi mọi tầng lớp dân cư sử dụng vé xe buýt vì chuyển tuyến thuận lợi, có thể giảm giá từ 20 đến 60% so với giá vé bán lẻ. Bao gồm nhiều hình thức như vé đi trong một tuần, hai tuần, một tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm…

Các loại vé nêu trên là loại vé thông dụng sử dụng được cho mọi tuyến của mạng lưới xe buýt, có mức giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể là giảm giá nhiều cho các đối tượng khuyến khích và giảm giá vừa phải cho các đối tượng khác.

3.2.2.2. Điều chỉnh và bố trí hợp lý các tuyến xe buýt mới.

Việc điều chỉnh và bố trí hợp lý các tuyến xe buýt mới nhằm phát triển mạng lưới tuyến xe buýt phủ kín các đường phố chính, đường phố khu vực để hành khách có thể đi đến hầu hết các nơi trên địa bàn thành phố với số lần

chuyển tuyến ít nhất. Ngoài ra, còn nhằm tận dụng khả năng hiện có và phát triển theo quy hoạch của hệ thống đường giao thông để bố trí tuyến, nâng cao mật độ tuyến bình quân lên từ 1,10 – 1,32 km/km2 (hiện nay là 0,74 km/km2) và hệ số tuyến từ 1,16 – 1,38 km/km đường giao thông (hiện nay là 0,82 km/km đường).

- Đối với các tuyến hiện có: nếu tuyến quá dài thì cần tách tuyến hoặc chuyển một phần thành tuyến nhanh, nếu tuyến quá ngắn cần nối kết với các tuyến cùng hướng. Đồng thời, đưa các điểm đầu và điểm cuối các tuyến đang sử dụng lòng lề đường vào các bến bãi để tạo sự tiếp chuyển thuận lợi cho hành khách, đảm bảo an toàn giao thông và đưa các tuyến trùng lặp quá 40% cự ly qua các đường song hành để tăng mật độ tuyến.

- Đối với các tuyến mở mới: Hình thành các tuyến trục để nối các trung tâm của thành phố, tuyến hình rẽ quạt từ trung tâm đi ra các hướng quan trọng, tuyến nối kết với các tuyến trục, các tuyến hướng tâm và xuyên tâm đi theo các đường giao thông cửa ngõ của thành phố như xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Kinh Dương Vương và Quốc lộ 1, Trường Chinh và Quốc lộ 22, Tùng Thiện Vương và Quốc lộ 50… Đồng thời bố trí một số tuyến vòng khu vực trung tâm, tuyến vòng đi qua các quận mới phát triển, tuyến tiếp chuyển nối ga Hoà Hưng, bến xe liên tỉnh Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, An Sương, sân bay Tân Sơn Nhất, bến tàu khách… đến các trung tâm của thành phố.

Theo quy hoạch đến năm 2010, để đạt quy mô trung bình 140 tuyến xe buýt thì mỗi năm cần mở mới từ 10 đến 15 tuyến để phục vụ hành khách đi lại.

Một phần của tài liệu Vận tải hành khách công cộng trong việc phát triển đô thị (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)