- Ba là, phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa vào khả năng tài chính cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố.
3.2.1.2. Ưu đãi đầu tư và chọn lựa chủng loại xe buýt phù hợp.
Đầu tư đổi mới xe buýt là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dịch vụ về mặt an toàn và tiện nghi nhằm thu hút hành khách đi lại. Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu phát triển Giao thông Vận tải phía nam, để đáp ứng nhu cầu đi lại từ 16 đến 20% vào năm 2010 cho quy mô 140 tuyến xe buýt thì cần đầu tư khoảng 6000 xe buýt mới các loại từ 25 chỗ ngồi trở lên, mức vốn đầu tư khoảng 265 triệu USD. Đây là một khoản tiền lớn mà các đơn vị xe buýt phải vay vốn mới có thể đầu tư đổi mới xe buýt.
Cho nên, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn vay mua xe đối với các đơn vị xe buýt, đặc biệt là các hợp tác xã. Cụ thể là cho vay vốn với lãi suất ưu đãi khoảng 3%/năm và thời hạn hoàn vốn từ 10 năm trở lên để các đơn vị xe buýt yên tâm đầu tư xe mới.
Việc lựa chọn chủng loại xe buýt hoạt động trên mạng lưới phải phù hợp với bề rộng của mặt đường giao thông, lưu lượng hành khách tính theo giờ/hướng, sàn xe thấp nhằm tạo thuận lơi cho hành khách lên xuống xe và nhãn hiệu (mác xe) càng ít càng tốt. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông, tận dụng được trọng tải của xe, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trên tuyến và thuận tiện cho việc điều hành cũng như sửa chữa xe.
Khi lưu lượng hành khách tăng lên khoảng từ 4000 đến 5000 hành khách/giờ/hướng thì phải bố trí loại xe buýt lớn hai tầng, có sức chứa từ 120 đến 140 chỗ để kịp giải toả khách chờ xe. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các đô thị trên thế giới về bố trí hợp lý giữa lưu lượng hành khách và sức chứa của xe buýt như sau:
Bảng 7: Lưu lượng hành khách và sức chứa của xe buýt.
Lưu lượng hành khách/giờ/hướng
200 – 1000 1000
1000 – 1800 1800 – 2600 2600–3800
Sức chứa của xe buýt (HK) 40 – 60 60 – 90 90 – 120 >120 (Nguồn; Giáo trình khai thác vận tải bằng ô tô của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, năm 2000).