Quan điểm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Vận tải hành khách công cộng trong việc phát triển đô thị (Trang 34 - 35)

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Việc phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt đến năm 2010 cần phải đáp ứng yêu cầu là góp phần thực hiện một bước công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn 2010 – 2020 mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra. Phấn đấu thực hiện trong dịch vụ xe buýt lấy cung cấp dẫn đầu, tiến tới chính quy, hiện đại, văn minh. Thực hiện đa dạng hoá dịch vụ xe buýt, đa dạng hoá các loại vé, thực hiện chiến lược tiếp thị, tuyên truyền cổ động việc đi lại bằng xe buýt… Mục tiêu là đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại hàng ngày trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa trên các quan điểm sau:

- Một là, phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa vào kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và khu vực.

Ngày nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, thể hiện qua sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, thương mại, tài chính, các khu dân cư đông đúc, sự phát triển của cơ sở kỹ thuật hạ tầng và gắn liền với hệ thống giao thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu giữa các khu chức năng của đô thị.

Các đô thị văn minh có một hệ thống giao thông vận tải đô thị với các đặc trưng như sau:

- Kiểm soát được ách tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm. - Kiểm soát được nguồn phát ra lưu thông.

- Tác động tích cực của giao thông vào việc sử dụng đất đai theo quy hoạch.

- Góp phần nâng cấp cuộc sống đô thị.

Phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt, xe điện trên cao và xe điện ngầm là một phương hướng chủ yếu trong các đô thị lớn có dân số từ một triệu người trở lên. Giá vé xe buýt thấp có ý nghĩa trợ cấp cho những người nghèo và thực hiện bình đẳng trong việc sử dụng các tiện nghi xã hội. Đồng thời nâng cao khả năng lưu thông trên đường phố, giảm nhẹ ô nhiễm… do đó, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong đô thị.

Từ nhiều năm nay, tại nhiều đô thị trên thế giới đã phát triển mạnh loại hình xe buýt và đảm nhận một tỷ lệ đáng kể trong nhu cầu đi lại hàng ngày bằng phương tiện có động cơ như: London: 23%; Saopolo: 54%; Mexico city: 51%; Stockhom: 53 %; Cairo:70%; Sanjose CR: 75%; Hongkong: 60%; Jakarta: 51%; Calcutta: 67%. (Nguồn: Urban Transport system, World Bank Technical, Paper number 52).

Những năm gần đây tại nhiều thành phố khác ở Châu Á, sự phát triển loại hình xe buýt cũng đã phục vụ đáng kể nhu cầu đi lại hàng ngày như: Dhaka (Bangladesh): 34%; Quảng Châu: 27,4%; Thượng Hải : 26%; Seoul 58,6%; Kuala Lumpur: 34%; Bangkok: 58%. (Nguồn: Urban Transport in Asia, World Bank Technical, Paper number 224).

Một phần của tài liệu Vận tải hành khách công cộng trong việc phát triển đô thị (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)