Kiến nghị với chính phủ:

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.3.2 Kiến nghị với chính phủ:

¾ Thành lập cơ quan chuyên trách chăm lo công tác phát triển DNVVN:

Cơ quan này có chức năng chủ yếu như: nắm bắt nguyện vọng của các doanh nghiệp và dự báo phương hướng phát triển, tham mưu cho chính phủ và có quyền quyết định trong một số lĩnh vực quản l ý DNVVN như công tác đào tạo, tư vấn…đào tạo các chủ doanh nghiệp, hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế về DNVVN. Xét tình hình cụ thể của Việt Nam, có thể thành lập Ủy Ban DNVVN bao gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, đại diện một số địa phương hoặc giao cho một cơ quan chức năng hiện có của nhà nước đảm nhận nhiệm vụ là đầu mối tham mưu xây dựng chính sách và một tổ chức xúc tiến phi chính phủ như Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam làm đầu mối tổ chức, phối hợp các họat động, các chương trình hỗ trợ DNVVN. Thực tiễn kinh nghiệm các nước cho thấy các tổ chức phi chính phủ thường họat động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực hỗ trợ xúc tiến doanh nghiệp.

¾ Hòan thiện chính sách vốn, tài chính tín dụng đối với DNVVN:

-Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật, hiệu quả kinh doanh của các chủ thể mà không phụ thuộc vào hình thức sở hữu.

-Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khu vực DNVVN với sự tham gia của các DNVVN và sự hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức quốc tế.

-Quy định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc dành cho DNVVN đối với các ngân hàng. Mặt khác, nhà nước nên cho phép và khuyến khích các ngân hàng góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với các DNVVN và quy định một tỷ lệ giới hạn tối đa về vốn được tham gia vào doanh nghiệp của ngân hàng.

-Thực hiện lãi suất ưu đãi cho những DNVVN có triển vọng kinh doanh có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, đào tạo tay nghề.

¾ Ban hành các chính sách, chế tài về tài sản đảm bảo:

Các chính sách về đảm bảo tiền vay hiện hành tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cụ thể như sau:

-Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản: Quy định hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với động sản sẽ được thực hiện tại cục đăng ký giao dịch đảm bảo và đăng ký tại phòng tài nguyên môi trường thuộc ủy ban nhân dân thành phố và ủy ban nhân dân quận nơi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế thực thi tại các cơ quan chức năng này còn găp không ít khó khăn do thiếu chế tài, quy định trách nhiệm tại các văn bản pháp quy này và thiếu sự chỉ đạo sát sao thực hiện đúng, đầy đủ các văn bản do nhà nước, chính phủ ban hành.

-Công chứng tài sản đảm bảo: được áp dụng tại mỗi phòng công chứng khác nhau, tại các khu vực khác nhau. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, việc áp dụng tại các phòng công chứng cũang khác nhau: tại phòng công chứng số 4 và 6 việc công chứng tài sản đảm bảo phải gắn liền với một hợp đồng nghĩa vụ cụ thể (hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh hay hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán) và thời hạn công chứng

bằng với thời hạn của hợp đồng nghĩa vụ. Tuy nhiên tại phòng công chứng số 1, 2, 3 và 5 việc này lại không áp dụng, việc công chứng đảm bảo sẽ gắn liền với một hợp đồng nghĩa vụ cụ thể (hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh hay hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán) và các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai chưa được xác định cụ thể, và thời hạn công chứng sẽ là vô hạn. Do vậy, chính phủ cần có các chế tài, chính sách đảm bảo các chính sách của nhà nước được thực thi một cách thống nhất và hợp lý tại các cơ quan chức năng của nhà nước.

KT LUN

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn cho cả nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm tài chính lớn nhất Việt Nam, nơi quy tụ nhiều tổ chức tài chính lẫn có doanh số giao dịch tài chính lớn nhất nước. Nằm trong khu vực kinh tế năng động như thế, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Hồ Chí Minh (Techcombank Hồ Chí Minh) với mục tiêu phấn đấu góp phần cùng toàn hệ thống đưa hình ảnh và thương hiệu Techcombank trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu cả nước thì việc tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng an toàn và hiệu quả là vấn đề mà lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Techcombank Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Vẫn giữ vững định hướng ban đầu là chú trọng đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcobmank Hồ Chí Minh đang dành nhiều chính sách ưu đãi cho đối tượng khách hàng này như về sản phẩm dịch vụ đa dạng, lãi suất ưu đãi, tài sản đảm bảo linh hoat, đa dạng….

Với tình hình thực tế hoạt động cho vay tại Techcombbank Hồ Chí Minh, trong luận văn này, tác giã nghiên cứu những vấn đề lý luận của rủi ro tín dụng, thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng, tồn tại của việc hạn chế rủi ro tín dụng đang được thực hiện và nguyên nhân của nó tại Techcombank Hồ Chí Minh, thông qua đó xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, đồng thời cũng mạnh dạn kiến nghị với ngân hàng nhà nước một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcobank Hồ Chí Minh nói riêng mà còn mong mỏi có thể áp dụng trong các ngân hàng khác tại Việt Nam nói chung.

Tác giã rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, đồng nghiệp và những người quan tâm để hoàn thiện đề tài nghiên cứu tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)