Sự phối hợp trong công tác tín dụng với các đơn vị hữu quan còn nhiều bất cập:

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 61 - 63)

bất cập:

Ngân hàng cũng là một thực thể của xã hội, chịu sự điều tiết của các mối quan hệ xã hội. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, cần có quan hệ phù hợp với các cơ quan chức năng. Đây cũng là một biện pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, mối

quan hệ với các cơ quan chức năng bao gồm (1) quan hệ với các cơ quan kinh tế, cơ quan báo chí để nắm bắt kịp thời các thông tin biến động của doanh nghiệp (2)các quan hệ trong khâu giải ngân như quan hệ với các cơ quan công chứng nhà nước, cục đăng ký giao dịch đảm bảo, sở tài nguyên và môi trường để thực hiện việc hoàn tất thủ tục tài sản đảm bảo, (3) quan hệ trong khâu thu nợ: như quan hệ với cơ quan công an, tòa án, xã phường sở tai để phối hợp thu hồi nợ

-Hiện tại Techcombank hầu như chưa có một chương trình hay chính sách nào đó liên kết với các cơ quan kinh tế tại địa phương như phòng kinh tế quận, sở kế hoạch đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, cục hải quan, cục thuế….về việc hỗ trợ cung cấp về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn như số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trên từng địa bàn, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận, tiền thuế phải nộp, số lượng hàng hoá nhập khẩu trong năm, các biến động của doanh nghiệp trên địa bàn như có bao nhiêu cuộc đình công xảy ra trong năm tại doanh nghiệp đó, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp ra sao. Một thực tế đáng buồn xảy ra là, sau khi cho vay ngoài một vài lần chuyên viên khách hàng xuống thăm khách hàng dưới hình thức kiểm tra việc sử dụng vốn vay thì hầu như mọi biến động của doanh nghiệp, ngân hàng không hề hay biết. Đã có trường hợp, doanh nghiệp bị cháy dẫn đến ngưng hoạt động nhưng cố tình không thông báo cho ngân hàng, chỉ đến khi đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, khoản vay bị quá hạn, ngân hàng mới tiến hành xuống công ty thì mới phát hiện ra, cũng có trường hợp khách hàng vi phạm các qui định về nhập khẩu như nhập hàng cấm, bị cục hải quan giữ hàng lại chờ xử lý, tuy nhiên ngân hàng lại không biết và vẫn tiếp tục rót vốn cho doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng chỉ phát hiện ra khi doanh nghiệp thật sự đã quá khó khăn, gần như sụp đổ hoàn toàn.

-Với quy định mới khi công chứng tài sản thế chấp, cơ quan công chứng không yêu cầu phải xuất trình xác nhận tình trạng nhà đất, điều này giúp cho quá trình công chứng giữa khách hàng và ngân hàng thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm xác minh bất động sản có hợp pháp để thế chấp ngân hàng không chẳng hạn như có nằm trong diện quy hoạch không, có đang tranh chấp không …lại thuộc về ngâng hàng, ngân hàng khi nhận tài sản thế chấp phải thẩm định kỹ tính hợp lệ của tài sản. Hiện tại Techcombank vẫn chưa có một chính sách nào cụ thể về vấn đề xác nhận tình trạng nhà đất này chẳng hạn như liên kết với các ủy ban nhân dân phường xã, các phòng địa chính địa phương về việc xác nhận tình trạng nhà đất, thời gian xác nhận…Dẫn đến tình trạng là một vài phường thì vui vẻ xác nhận ngay, một vài phường lại không xác nhận, một vài phường xác nhận nhưng thời gian kéo dài. Do đó một vài khoản vay của Techcombank Hồ Chí Minh vẫn chưa xác nhận được tình trạng nhà đất dẫn đến tình trạng khi khoản vay có vấn đề, việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn. Qua đó cho thấy Techcombank vẫn chưa có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ các khoản vay của mình cũng như ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng sẽ xảy ra bằng việc liên kết với các tổ chức chính quyền địa phương để kịp thời cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)