Từ phía khách hàng vay:

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 64 - 65)

-Một trong những vấn đề tiên quyết khi quyết định cho doanh nghiệp vay là ngân hàng phải phân tích cũng như nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên với cơ cấu dư nợ vay của DNVVN chiếm hơn 60% tổng dư nợ vay của Techcombank Hồ Chí Minh thì vấn đề phân tích tài chính của các doanh nghiệp thật nan giải. Hơn 90% DNVVN vay vốn tại Techcombank Hồ Chí Minh có báo cáo tài chính chưa thực hiện chế độ kiểm tóan, dẫn đến nhiều số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa đảm bảo tính chính xác cao, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cố tình làm sai lệch các số liệu tài chính có lợi cho mình để cho ngân hàng không phát hiện ra và đồng ý cho vay. Hiện tại quy trình thẩm định tín dụng tại Techcombank Hồ Chí Minh quy định về việc phân tích tài chính chủ yếu chỉ dựa trên các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cấp, chỉ với những khỏan vay có giá trị cao, trên 20tỷ mới yêu cầu khách hàng có báo cáo tài chính có kiểm tóan. Như vậy việc báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch rõ ràng, không chính xác, bộ phận thẩm định tín không có đủ điều kiện cũng như khả năng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng góp phần làm cho rủi ro tín dụng xảy ra tại Techcombank Hồ Chí Minh. -Khó khăn lớn nhất của DNVVN là thiếu vốn, trong điều kiện thị trường vốn tại Việt Nam chưa phát triển thì ngân hàng là kênh cung cấp vốn duy nhất cho các DNVVN. Do mới hình thành và phát triển hơn 15năm nên quy mô của các DNVVN còn quá nhỏ, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước cũng như ra bên ngòai đang là khát khao lớn nhất của các DNVVN. Rất nhiều DNVVN đã vay vốn ngân hàng đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ lạc hậu, năng suất không cao, họat động kinh doanh không mang lại hiệu quả như mong muốn dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp đang họat động rất tốt, có

phương án kinh doanh rất tốt, ý tưởng kinh doanh đột phá, nhưng khi được ngân hàng hỗ trợ vốn thì do năng lực quản trị điều hành kém, sử dụng vốn vay lại không hiệu quả, không đúng mục đích, Techcombank Hồ Chí Minh một mặt phải chấp nhận để khỏan vay của doanh nghiệp này rơi vào tình trạng nợ khó đòi, mặt khác để thu hồi được nợ vay Techcombank Hồ Chí Minh phải cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp các biện pháp thu hồi công nợ, phục hồi họat động kinh doanh như cũ vừa tốn thời gian vừa mất chi phí cho Techcombank Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 64 - 65)