Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN:

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 36 - 38)

Các DNVVN họat động hầu hết trên mọi ngành, mọi lĩnh vực góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tạo nên cơ cấ kinh tế hợp lý, mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lãnh thổ và tăng cường kinh tế đối ngọai của Việt Nam vời các nước trong vùng và trên thế giới. Bên cạnh những thuận lợi đặc thù của lọai hình mình, với những khó khăn cơ bản như quy mô nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu, vốn hạn chế…DNVVN rất cần bàn tay hỗ trợ của các ngân hàng. Từ khi luật ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 cùng với hàng lọat các văn bản hướng dẫn sau luật, hệ thống ngân hàng ngày càng hòan thiện và có đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của DNVVN:

- Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các DNVVN có tiềm lực tài chính nhỏ bé với bình quân số vốn của một doanh nghiệp chỉ là 1,8 tỉ đồng, quá thấp so với yêu cầu cần có để một doanh nghiệp họat động, như vậy ngân hàng là nguồn cung ứng vốn tốt nhất để các DNVVN có vốn bổ sung vốn lưu động cũng như đầu tư tài sản cố

định cho họat động sản xuất kinh doanh. Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho các

DNVVN là từ kênh ngân hàng Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ như Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Đây là những con số rất ấn tượng, cho thấy sự thay đổi về cách nhìn của ngành ngân

hàng đối với DNVVN.

- DNVVN phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng không vì thế mà DNVVN không có khả năng thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan tới ngoai tệ, thực tế các năm qua cho thấy các DNVVN thực hiện rất tốt họat động xuất nhập khẩu, thậm chí còn làm tốt hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên một số lĩnh vực. Bằng việc kinh doanh họat động xuất nhập khẩu, các DNVVN tạo một nguồn thu ngọai tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên nếu như trước

hoặc nếu có được cấp tín dụng từ các ngân hàng thì cũng phải là nguồn vốn vay bằng tiền đồng với mức lãi súât vay cao hơn vay bằng ngọai tệ, sau đó DNVVN phải tốn một mức phí đáng kể để chuyển đồng vốn vay này thành ngọai tệ để thực hiện họat động xuất nhập khẩu của mình. Nhờ vào chính sách cung cấp vốn vay bằng ngọai tệ của một số ngân hàng, các DNVVN đã giảm thiểu một số chi phí đáng kể và thu được lợi nhuận cao hơn.

- Thông qua các hình thức tín dụng như bao thanh tóan, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ kinh doanh ngọai tệ như future, forward, kỳ hạn…các ngân hàng đã hỗ trợ doanh nghiệp trong họat động kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro mà với tiềm lực của mình các doanh nghiệp không có đủ điều kiện thẩm định đối tác của mình một cách chắc chắn nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, tránh cho các doanh nghiệp bị lừa đảo. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2006, bằng việc đưa ra sản phẩm kinh doanh thị trường kỳ hạn đối với một số mặt hàng nông sản, một số ngân hàng đã tạo ra một nguồn vốn đáng kể cho các doanh nghiệp.

- Khi cấp vốn vay cho các DNVVN, các ngân hàng sẽ có các biện pháp theo dõi và kiểm sóat khỏan vay của mình, bằng các nghiệp vụ của mình ngân hàng sẽ kịp thời phát hiện những trường hợp doanh nghiệp đi chệch hướng so với phương án kinh doanh ban đầu, và thông báo với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp bàn bạc tìm ra biện pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 562 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)