Năm 2006 đã được đánh dấu bằng những thành tựu vang dội của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế chính trị và ngọai giao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng có một năm đáng nhớ với các đổi mới đột phá, tạo thế và lực cho sự tăng trưởng
-Kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,2% trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng là 6,6%.
-Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, nguồn vốn ODA tăng 4,44 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD.
-Thị trường chứng khoán phát triển mạnh. Thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều tập đoàn tài chính vào Việt Nam.
- Có rất nhiều Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam bán cổ phần cho nước ngoài:
• Ngân hàng ANZ của Australia chi ra 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần tại Sacombank, 20% của hai đối tác nước ngoài khác là Công ty Tài chính Quốc tế - IFC thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Dragon Financial Holdings của Anh.
• Ngân hàng Standard Chartered Bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB (22 triệu USD), hơn 21% còn lại thuộc về Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB.
• Ngân hàng OCBC - Singapore mua 10% củaVP Bank (15,7 triệu USD).
• Ngân hàng PNB Paris - Pháp mua 10% của NHTMCP Cổ phần Phương Đông - OCB
-Nhiều quỹ đầu tư và công ty chứng khoán được thành lập:
• Ngân hàng Sacombank góp vốn với Dragon Fund thành lập Công ty Liên doanh Quản lý quỹ và đầu tư chứng khoán - VFM.
• Một quỹ đầu tư chứng khoán tương tự cũng đã được thành lập giữa một đối tác nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
• Một quỹ đầu tư liên doanh giữa Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam với một đối tác của Mỹ cũng đã được thành lập.
-Nhiều ngân hàng nông thôn đã được chuyển đổi mô hình kinh doanh, đến nay đã có 5 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình kinh doanh thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 3 ngân hàng được chấp thuận về mặt nguyên tắc chuyển đổi mô hình kinh doanh
-Nhiều lĩnh vực được tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước, CitiBank đã ký hợp đồng hợp tác với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á - EAB về phát triển dịch vụ. Theo đó, CitiBank hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của EAB về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và kết nối hệ thống thanh toán thẻ của EAB với hệ thống thẻ của Citibank. -Các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế, như Master Card, Visa, America Express,... mở rộng đại lý phát hành và thanh toán thẻ với hàng loạt ngân hàng thương mại của Việt Nam.
-Nhiều công ty chuyển tiền, đặc biệt là Western Union của Mỹ cũng mở rộng đại lý chi trả kiều hối và chuyển tiền với hàng nghìn chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-Hiện nay ở Việt Nam có 6 ngân hàng liên doanh giữa các ngân hàng thương mại của Việt Nam với nước ngoài, đó là Indovina Bank, Chohung Vina Bank, VID Public Bank, Vinasiam Bank, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt và mới đây nhất là Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
-Bên cạnh đó, hiện nay còn có 3 công ty liên doanh cho thuê tài chính, 2 công ty liên doanh bảo hiểm giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với nước ngoài.
-Tại Việt Nam có 32 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, thời gian qua Việt Nam đã nâng tỷ lệ huy động vốn bằng Đồng Việt Nam đối với các chi nhánh ngân hàng của Mỹ, của châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam