Tình hình thực hiện ngân sách của tỉnh từn ăm 1996 đến nay

Một phần của tài liệu 360 Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH (Trang 27 - 31)

2.2.1.1. Quy mơ ngân sách

Trong giai đoạn 1996 – 2000, tổng thu ngân sách đạt gần 1.450 tỷ đồng, mức tăng bình quân là 10,64%. Trong đĩ, các nguồn thu chính của tỉnh là thu từ doanh nghiệp Nhà nước, thu từ kinh tế ngồi quốc doanh, thu từ xổ số kiến thiết, thu từ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (Xem bảng phụ lục số 1).

Trong cơ cấu nguồn thu, các nguồn thu mang tính chất điều tiết lại như xổ số kiến thiết, các khoản thu khác khơng ổn định chiếm tỷ lệ khá cao trong thu ngân sách, trong khi đĩ các nguồn thu mang tính chủ lực như thu từ các doanh nghiệp Nhà nước lại cĩ xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ - nơng lâm thủy sản cịn chậm, chưa vững chắc ổn định. Mặt khác, nguồn thu từ các doanh nghiệp Nhà nước tăng trưởng chậm trong khi hàng năm đều cĩ sự đầu tư của Nhà nước; nguyên nhân là số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần cùng với tiến trình cổ phần hĩa, chính sách đầu tư chưa chú trọng cho đầu tư phát triển chiều sâu, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh

doanh đạt thấp và đây cũng biểu hiện sự đầu tư vốn cho doanh nghiệp Nhà nước khơng tập trung, cịn dàn trải.

Nhìn chung trong giai đoạn này, tốc độ tăng thu ngân sách của tỉnh khơng cao, cá biệt cĩ năm giảm xuống như năm 1999 (-0,80%). Tính bình quân, mức thu ngân sách hàng năm cĩ tăng nhưng so với mức tăng bình quân chung của cả nước thì cịn thấp và thấp hơn tốc độ tăng GDP hàng năm của tỉnh giai đoạn này (Xem Bảng số 2.4).

Nguồn thu khơng đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi nên gây khĩ khăn trong cơng tác quản lý, điều hành NSNN. Bảng 2.4: Số liệu thu NSNN tỉnh Bình Thuận năm 1996 – 2000 Nội dung ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tốc độ tăng GDP % 12,80 11,90 16,40 9,36 13,87 2. Tốc độ tăng thu NS % 15,10 20,20 15,30 -0,80 3,40 3. Tổng thu NSNN Triệu đ 227.235 273.073 314.801 312.140 322.650

(Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận)

Trong giai đoạn 2001-2005, số thu NSNN của tỉnh Bình Thuận tăng nhanh chĩng, tổng thu NSNN thực hiện trong 5 năm ước đạt trên 4.400 tỷ đồng; tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 31,86% (chưa tính đến khoản thu từ dầu khí), tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1996-2000. Trong đĩ, tăng thu từ thuế, phí so với giai đoạn 1996 - 2000 là 95,16% và tăng thu từ biện pháp tài chính so với giai đoạn 1996-2000 gấp 3,60 lần.

Tỷ lệ huy động GDP vào thu ngân sách bình quân hàng năm của giai đoạn 2001-2005 ước đạt 15,26% (tăng 28,56% so với giai đoạn 1996-2000), bao gồm : huy động từ thuế, phí là 6,73% và huy động từ biện pháp tài chính là 5,84% và huy động từ dầu khí là 2.69%.

Bảng 2.5: Số liệu thu NSNN tỉnh Bình Thuận năm 2001 – 2005

Nội dung ĐVT 2001 2002 2003 2004 Kế hoạch 2005 1.Tốc độ tăng GDP % 10,49 11,03 12,26 13,00 13,00 2. Tốc độ tăng thu NS % 11,26 9,76 35,24 72,47 139,39 3. Tỷ lệ huy động GDP vào NS % 10,47 9,91 11,39 14,95 29,59

4. Tổng thu NSNN triệu đ 358.977 393.996 532.846 919.000 2.200.000 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận)

Nhìn chung nguồn thu ngân sách địa phương hàng năm đều tăng lên đáng kể cả về chủng loại thu và giá trị thu, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng và vượt so mục tiêu Nghị quyết đề ra (Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ khĩa X đề ra tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách là 11% - 12%).

Để chủ động cân đối ngân sách, tỉnh cũng đã tích cực khai thác các nguồn thu mới như thuế tài nguyên nước, thu từ đất, thu phí xăng dầu, dầu khí, nhất là khai thác tiềm năng từ đất đai ngày càng được chú trọng, thu từ nhà và đất trong 5 năm 2001-2005 ước đạt 931.455 triệu đồng, tăng gấp 15,5 lần so với giai đoạn 1996-2000. Những nguồn thu này đã gĩp phần quan trọng tạo ra nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Cơ cấu thu ngân sách địa phương đã từng bước vững chắc hơn và trở thành nguồn thu quan trọng chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ thu từ nội lực chiếm tỷ trọng là 49,76% (tỷ lệ thu từ nội lực giai đoạn 1996-2000 chiếm 62,17%), tỷ lệ thu bổ sung từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ trọng là 40,98% (giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ trọng là 32,67%) và thu vay, thu huy động, thu kết dư ngân sách chiếm tỷ trọng là 9,26% (giai đoạn 1996- 2000 chiếm tỷ trọng là 5,16%).

2.2.1.2. Quản lý ngân sách

Quá trình đổi mới kinh tếở nước ta được thực hiện trên ba nội dung cơ bản: Đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Chính phủ, cĩ ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách Nhà nước được đổi mới cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Trên tinh thần đĩ cơng tác quản lý NSNN tại tỉnh Bình Thuận cũng khơng ngừng được đổi mới.

Về phân cấp quản lý ngân sách: Sau khi cĩ Luật ngân sách, việc phân cấp ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách được phân định rõ ràng và ổn định. Qua đĩ, đã tạo điều kiện cho từng cấp ngân sách nâng cao trách nhiệm khai thác, bồi dưỡng nguồn thu, chủ động bố trí chi tiêu ngân sách để khai thác các tiềm năng của địa phương phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với trình độ cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách của cấp huyện

và xã, phường, thị trấn, việc phân cấp ngân sách mới cũng gây ra nhiều lúng túng trong quản lý ngân sách, trong khai thác nguồn thu và quản lý chi ngân sách, làm xao lãng chức năng quản lý Nhà nước về ngân sách của chính quyền cơ sở. Chếđộ phân cấp ngân sách tuy từng bước đã cĩ sự điều chỉnh phù hợp, khuyến khích các cấp chính quyền địa phương tích cực khai thác nguồn thu và chủ động bố trí chi tiêu; bên cạnh đĩ cũng tồn tại xu hướng khi xây dựng kế hoạch đầu năm khơng những khơng bố trí tích cực mà cịn giấu hoặc tính thấp số thu, tính số chi cao nhằm nâng tỷ lệ điều tiết các khoản thu. Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều lúc xảy ra tình trạng làm trước báo cáo sau, nợ cơng trình xây dựng cơ bản quá lớn so với khả năng thu ngân sách của địa phương.

Về lập dự tốn ngân sách: Căn cứ nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được phân cấp và ổn định, chính quyền các cấp đã xây dựng dự tốn ngân sách theo hướng tích cực. Trên cơ sở các hướng dẫn về định mức chi tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự tốn ngân sách đã thể hiện hết khả năng khai thác nguồn thu của địa phương, bố trí nhiệm vụ chi tương ứng với khả năng thu ngân sách, đã tính đến các yếu tố biến động của thị trường, thiên tai, bão lũ. Cơ cấu chi tích lũy đã từng bước được các cấp chính quyền quan tâm theo hướng dành từ 30 - 35% trên tổng chi ngân sách trong lập dự tốn. Tuy nhiên việc lập dự tốn NSNN cịn chậm, khơng đúng thời gian quy định.

Về chấp hành ngân sách: Sau khi thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, cơng tác chấp hành ngân sách đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng quản lý ngân sách. Cơng tác thu ngân sách được giao về một đầu mối do Cục Thuế trực tiếp quản lý và phát hành biên lai thu. Các khoản thu được nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước trừ các loại thu nhỏ, các địa bàn xa nơi Kho bạc Nhà nước đĩng thì được thu trực tiếp và định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước. Cơng tác chi ngân sách được quản lý chặt chẽ trước, trong và sau khi chi và thanh tốn trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước vì vậy các khoản chi được bảo đảm chi đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chế độ Nhà nước quy định. Hình thức cấp phát kinh phí từ ngân sách chủ yếu là Thơng báo hạn mức kinh phí và nội dung cấp chi tiết nên gĩp phần quản lý chi ngân sách được chặt chẽ. Quan hệ phối hợp giữa thu ngân sách và chi ngân sách được chặt chẽ hơn nên gĩp phần thuận lợi trong điều hành ngân sách.

Tuy nhiên cũng cịn một số tồn tại trong việc chấp hành ngân sách như hệ thống định mức chi khơng đầy đủ và phù hợp với thực tế nên cơ sở để thanh tốn cho các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều khĩ khăn; Các khoản thu nhất là các khoản thu phạt do địa điểm phát sinh cách xa nơi Kho bạc đĩng nhưng đơn vị khơng được trực tiếp thu nên gây phiền hà cho người nộp.

Về kế tốn và quyết tốn ngân sách: Triển khai thực hiện theo quy định của Luật NSNN, cơng tác kế tốn quyết tốn ngân sách của tỉnh từng bước cĩ những thay đổi tích cực. Hệ thống biểu mẫu, chế độ kế tốn, quyết tốn đã được thay đổi, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nền kinh tế phục vụ tốt cho việc đánh giá phân tích hoạt động của nền kinh tế thơng qua cơng cụ tài chính - ngân sách. Cơng tác giám sát trong quá trình xem xét, phê chuẩn tổng quyết tốn ngân sách Nhà nước của HĐND các cấp được tăng cường. Tuy nhiên, vẫn cịn một số tồn tại như hệ thống biểu mẫu, chế độ kế tốn, quyết tốn phức tạp hơn trước nhưng trình độ cán bộ làm cơng tác ngân sách cịn yếu, nhất là cán bộ ngân sách xã, phường, thị trấn làm cho chất lượng kế tốn và quyết tốn đạt thấp, thời gian quyết tốn chậm so với thời gian quy định.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra chấp hành ngân sách tại tỉnh Bình Thuận rất được chú trọng gĩp phần làm lành mạnh hĩa hoạt động tài chính của địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện việc chấp hành luật thuế ở các đơn vị chưa nghiêm như trốn lậu thuế, chiếm dụng, xâm tiêu, tham ơ tiền thuế, để ngồi ngân sách, miễn giảm thuế khơng đúng quy định; Phát hiện việc tọa chi ngân sách Nhà nước, tự đặt ra các chế độ thu, chi riêng của ngành, của đơn vị trái với quy định của Nhà nước, các khoản chi khơng đúng mục đích đối tượng. Tuy nhiên, chất lượng cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế, lực lượng cán bộ thanh tra cịn mỏng.

Về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương được bố trí ở ba cấp: Sở Tài chính đảm nhận quản lý ngân sách cấp tỉnh và kinh phí ủy quyền của Trung ương theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh. Các Phịng Tài chính – Kế hoạch quản lý ngân sách cấp huyện và kinh phí ủy quyền của tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND các huyện, thành phố. Ban Tài chính xã quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn chỉđạo.

Trong những năm qua, Tỉnh luơn quan tâm đến cơng tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách ở các cấp, tuy nhiên vẫn cịn một số cán bộ mà chủ yếu là cán bộ làm kế tốn ngân sách xã cịn yếu kém về chuyên mơn, chưa nắm vững các chính sách, chế độ. Khĩ khăn lớn nhất là mặc dù Tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn cho kế tốn ngân sách xã nhưng hầu hết số cán bộ cĩ trình độ, cĩ kinh nghiệm thường chuyển sang làm các cơng tác khác nên phải bổ sung người.

Một phần của tài liệu 360 Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)