MỘT SỐ KIỀN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CẤP TRÊN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 80 - 81)

3.3.1. Củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu – Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các DN

- Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong quan hệ đàm phán với 2 thị trường chính là EU, Mỹ để mở rộng thị trường nhập khẩu của hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng vào thị trường này.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo bán hàng của Việt Nam tại các thi trường trên. Tổ chức các loại hình dịch vụ sau khi bán hàng, giữ gìn và phát huy uy tín cho DN dệt may Việt Nam.

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, giá cả, hỗ trợ và tư vấn cho các DN may xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ: Ngoài Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần có một trung tâm giao dịch xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, môi giới, thu thập xử lý thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời, khảo sát thực tế thị trường.

- Nghiên cứu, ứng dụng các nghiệp vụ Marketing để nhằm phát hiện thêm nguồn khách hàng tiềm năng, thực hiện các hoạt động khuyếch trương cần thiết giúp cho các mặt hàng mới của dệt may tìm được chỗ đứng vững chắc, và phát riển trên thị trường này. Đồng thời thắt chặt và tỏ ra luôn quan tâm đến các mối quan hệ khách hàng, tạo một niềm tin vững chắc và lâu bền song phương.

- Tổ chức cho các DN Việt Nam đi nghiên cứu thăm dò, chào hàng, đồng thời mời các đoàn, các DN của nước ngoài vào đầu tư làm việc tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư sản xuất hàng dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 80 - 81)

w