Lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 25 - 27)

Ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn và không thể phủ nhận. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, con người lại là nhân tố quyết định. Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả kinh doanh của DN. Lực lượng lao động tác động trực tiếp tới năng suất lao động và trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…) nên nó cũng tác động trực tiếp và quyết định tới hiệu quả kinh doanh.

Ý thức được điều này, Giám đốc DN luôn quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên trong DN. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo không được tiến hành thường xuyên, công nhân mới vào được đào tạo công việc và thực hành ngay tại xưởng trong vòng 2-3 tháng. Những lao động kỹ

thuật sẽ được cử đi học nâng cao trình độ thông qua các khóa học ở lớp dạy nghề của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo không diễn ra thường xuyên và có kế hoạch cụ thể nên chưa mang lại hiệu quả tối đa cho DN.

Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp của DN thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 7 : Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất tại DN

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số CN TT (%) Số CN TT (%) Số CN TT (%) Bậc 1 0 0 0 0 0 0 Bậc 2 91 73,98 161 73,18 203 70,49 Bậc 3 15 12,20 29 13,18 36 12,50 Bậc 4 14 11,38 23 10,45 38 13,19 Bậc 5 3 2,44 7 3,18 11 3,82 Bậc 6 - - - - - - Bậc 7 - - - - - - Tổng 123 100 220 100 288 100 (Nguồn: Phòng tổ chức)

Từ bảng 7, ta thấy số công nhân có trình độ tay nghề cao chiếm tỷ trọng thấp. Toàn DN không có công nhân bậc 6 và bậc 7. Công nhân bậc 5 chiếm từ 2,4% - 3,8%, trong khi công nhân bậc 2 chiếm khoảng 70% tổng số công nhân trong doanh nghiệp. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của lao động và chi phí kinh doanh. Do tay nghề không vững, số sản phẩm sai hỏng sẽ tăng lên, thời gian sản xuất 1 sản phẩm tăng làm tổn thất một khoản chi phí không nhỏ và giảm năng suất lao động của DN. Từ đó ta có thể nhận định rằng, hàng năm DN có tiến hành đào tạo và đào tạo lại công nhân, nhưng cần phải nâng cao hiệu quả của công tác này hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 25 - 27)

w