Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không tính đến những nguyên nhân khách quan, ngoài sự kiểm soát của DN,chúng ta cũng có thể kể ra một số nguyên nhân chủ quan, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của DN.
- Thứ nhất, trong những năm trở lại đây, DN không phải không quan tâm đầu tư cho máy móc thiết bị, nhưng sự đầu tư đó còn mang tính chất manh mún không đồng bộ. Phần lớn máy nhập khẩu từ nước ngoài nhưng công nghệ không còn mới nữa. Điều này tất yếu dẫn tới giảm năng suất sản xuất, tăng tỷ lệ sản phẩm sai hỏng làm tăng chi phí.
- Thứ hai, năm 2007 và 2008 DN tuyển quá nhiều lao động mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khiến cho chi phí tuyển dụng cao mà lại không mang lại hiệu quả. Mặt khác, DN trả lương cho công nhân cao hơn so với một số DN khác làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ ba, vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh gần như toàn của chủ DN, vốn vay chiếm tỷ trọng thấp nên DN không tận dụng được thuế và đòn bẩy tài chính (nếu DN sử dụng nợ cao, hệ số nợ tăng, rủi ro tài chính lớn, tạo ra đòn bẩy tài chính).
- Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản trị trong DN có trình độ cao chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1,5 - 1,7 % trong tổng số lao động trong DN. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động trong DN một cách khoa học và do đó, làm tăng một số khoản chi phí chung.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THỊNH NGUYÊN