Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 69 - 71)

* Lý do đưa ra giải pháp

- Thứ nhất, quyết định mức sản xuất, sử dụng khối lượng các yếu tố đầu vào như thế nào trong từng thời kỳ kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới mục

tiêu tới đa hóa lợi nhuận của DN. Nếu mức sản xuất là tối ưu sẽ giúp DN nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện các nguồn lực hiện có của mình.

- Thứ hai, kinh doanh trong cơ chế thị trường mọi DN đều quan tâm tới hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Khi đưa ra quyết định sản xuất một loại sản phẩm DN phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể là bao nhiêu và nhận gia công ở mức giá nào thì đảm bảo hòa vốn và bắt đầu có lãi. Điều này đặt ra yêu cầu xác định và phân tích điểm hòa vốn.

* Cách thức thực hiện giải pháp

- Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào

Doanh nghiệp cần phải xác định mức sản xuất của mình thỏa mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ sản phẩm thứ i bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thức i đó: MCKD =MR.

Mặt khác, để sử dụng nguồn lực đầu vào hiệu quả nhất doanh nghiệp quyết định sử dụng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra: MRP j =MCKD

j .

- Xác định và phân tích điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra . Tại điểm hòa vốn, kết quả kinh doanh của DN đối với sản phẩm đó bằng không. Đây là ranh giới giữa âm hoặc dương của mức doanh lợi.

Công thức xác định điểm hòa vốn:

Với QHV : là mức sản lượng hòa vốn, FCKD là chi phí kinh doanh cố định gắn với loại sản phẩm đang nghiên cứu , P là giá bán sản phẩm đó, AVCKD là chi phí kinh doanh biến đổi bình quân để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

- Để vận dụng lí thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì DN phải tiến hành tính chi phí kinh doanh. Việc tiến hành tính chi phí kinh doanh và từ đó là tính chi phí cận biên phải được tiến hành liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin về chi phí kinh doanh theo yêu cầu của bộ máy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 69 - 71)