Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 73 - 76)

* Lý do đưa ra giải pháp

Song song với việc đầu tư phát triển máy móc thiết bị, vấn đề đạo tạo nguồn nhân lực một thành tố thiết yếu, là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của DN. Thực tế cho thấy, để có thể tìm ra những cơ hội kinh doanh ngay trong bối cảnh suy thoái thì DN cần phải có đội ngũ nhà quản trị tinh nhuệ, công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Bởi con người có tính chất quyết định tới sự thành công của DN, con người là yếu tố trung tâm của quá trình sản xuất. Vì vậy, không còn cách nào khác phải tiến hành đào tạo .

Trong DN tư nhân Thịnh Nguyên hiện nay, số lượng cán bộ quản trị có trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp (1,7 % trong tổng số lao động trong DN), công nhân sản xuất được tuyển mới trong 3 năm từ 2006 – 2008 rất nhiều nhưng chưa

được đào tạo kỹ lưỡng. Vì vậy, hoạt động đào cần được tiến hành một cách thường xuyên.

* Cách thức thực hiện giải pháp

Trước hết cần xác định nhu cầu đào tạo trong DN dựa theo công thức chung:

Nhu cầu đào tạo = Kết quả công việc mong đợi – Kết quả công việc hiện tại.

Về cách thức đào tạo, đối những cán bộ quản lý và điều hành trong DN cần đưa ra tiêu chuẩn cho từng bộ phận. Trên cơ sở này tiến hành phân loại cũng như tuyển chọn thêm cán bộ trẻ có năng lực vào các vị trí còn thiếu, nhằm cơ cấu lại bộ máy quản lý trong DN sao cho hợp lý và khoa học. Tùy vào từng cán bộ quản lý mà đưa ra cách đào tạo khác nhau.

Đối với công nhân viên trong DN: thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề. DN nên có kế hoạch đào tạo như sau:

- Hàng năm có kế hoạch chi phí cho việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ quản lý theo phương thức mới cho các cán bộ quản lý.

- Cử trưởng phòng và phó phòng kỹ thuật tham gia các khóa đào tạo sử dụng máy móc thiết bị mới do các DN gia công hàng may mặc trong tỉnh cùng tổ chức.

- Bố trí sắp xếp lại đội ngũ quản lý trong DN. Phát hiện những cá nhân có năng lực nhằm đề bạt họ lên các vị trí thích hợp, đồng thời thay thế những cán bộ không đủ trình độ năng lưc.

- Đối với đội ngũ công nhân tham gia sản xuất: thường xuyên đào tạo theo chuyên đề hoặc theo chủng loại sản phẩm nhằm nâng cao tay nghề. Hàng năm, DN tổ chức thi tay nghề cho công nhân để khuyến khích động viên họ sản xuất, phát huy sáng kiến. Mặt khác, cần đưa ra những quy định cụ thể về các khoản

thưởng, phạt đối với từng công nhân. Công nhân hoàn thành vượt định mức sản xuất, đi làm đúng giờ… phải được khen thưởng thích đáng. Còn với những công nhân gây ra sản phẩm sai hỏng vượt quy định cho phép, không hoàn thành kế hoạch được giao… cần quy định rõ trách nhiệm và hình thức sử phạt.

Ngoài ra, cần chú ý tới công tác giáo dục tư tưởng, ý thức cho toàn bộ công nhân viên trong DN nhằm tạo dựng bầu không khí thoải mái, đoàn kết khi sản xuất.

- Cán bộ công nhân viên trong DN phải ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo

* Điều kiện thực hiện giải pháp

- Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cần phải có những khoản chi phí nhất định. Vì vậy, để quyết định nguồn đào tạo và mức chi phí cho đào tạo phải dựa vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với hình thức đào tạo tại xưởng sản xuất, thì DN có thể tăng lương, thưởng cho những công nhân có tay nghề cao tham gia đào tạo những người mới.

Đối với hình thức cử đi đào tạo ở bên ngoài, DN có thể hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo hoặc để người được đi đào tạo phải trả toàn bộ kinh phí.

- Cán bộ công nhân viên trong DN cần ý thức được mức độ quan trọng của việc đào tạo, mối liên hệ giữa đào tạo và sự phát triển nghề nghiệp, sự thăng tiến của bản thân cũng như sự phát triển chung của DN để không ngừng học, rèn luyện, nâng cao năng lực cá nhân.

- DN cần lập kế hoạch về nhân lực và xây dựng yêu cầu công việc đối với công nhân viên ở từng vị trí, tiến hành đánh giá và phân loại lao động để đảm bảo lựa chọn được đúng đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng thêm.

* Lợi ích đạt được

Dự kiến năm 2009, DN sẽ xây dựng được bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện cho từng vị trí (làm cơ sở cho việc sắp xếp và tuyển dụng nhân sự) nếu DN thực hiện các đề xuất trên.

Năm 2014, toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý của DN sẽ có trình độ cao đẳng trở lên, làm việc đúng với chuyên ngành được đào tạo, bậc thợ trung bình trong toàn DN được nâng cao hơn, giảm tỷ lệ thợ bậc 1.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên (Trang 73 - 76)

w