Tình hình huy động vốn của công ty 1 Quy mô vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THICÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP

1. Tình hình huy động vốn của công ty 1 Quy mô vốn đầu tư

1.1 Quy mô vốn đầu tư

Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư qua các năm

Đơn vị: VND Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 102.495.688.710 121.095.490.537 162.619.777.421 267.709.093.950 Tốc độ tăng định gốc - 18,14 58,66 61,19 Tốc độ tăng liên hoàn - 18,14 34,29 64,62

Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp

Nhìn vào tốc độ tăng của nguồn vốn có thể thấy: xét theo giá trị tuyệt đối thì nguồn vốn đầu tư của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2008. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của công ty liên tục tăng chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư của công ty đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuỳ theo kế hoạch đầu tư của công ty trong từng năm mà tổng vốn đầu tư thay đổi.

Giá trị tương đối của vốn đầu tư xét theo tốc độ tăng định gốc và tốc độ tăng liên hoàn của vốn đầu tư các năm. Nếu lấy năm 2005 làm gốc thì vốn đầu tư các năm sau đều tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 18,14%, năm 2007 tăng 58,66%, năm 2008 tăng 61,19%. Tốc độ tăng liên hoàn của vốn đầu tu các năm cũng có xu hướng tăng. Năm 2006 tăng 18,14% so với năm 2005, năm 2007 tăng 34,29% so với năm 2006, năm 2008 tăng 64,62% so với năm 2007. Nhìn chung cả tốc độ tăng định gốc và tốc độ tăng liên hoàn đều lớn hơn 0 và rất ổn định, sự khác biệt chỉ là ở độ lớn nhỏ giá trị của tốc độ tăng

mà thôi. Sự ổn định của tốc độ tăng vốn cho thấy nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư cũng như khả năng cung ứng vốn của công ty là rất ổn định và hợp lý.

Tuy hoạt động đầu tư của công ty vào một số lĩnh vực mới chỉ là bước khởi đầu nhưng sự thay đổi tổng vốn đầu tư qua các năm cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc tăng cường hoạt động đầu tư nhằm làm cho khách hàng ngày càng biết đến khả năng của công ty.

Nguồn vốn của công ty đã và đang được huy động để thực hiện một số dự án bao gồm các công trình dân dụng gia cố nền móng, các công trình công nghiệp, công trình cầu đường hạ tầng kĩ thuật, công trình thuỷ lợi, công trình cải tạo, công trình bệnh viện....Bên cạnh các dự án đang tiến hành, kế hoạch đầu tư của công ty các năm tới là hợp tác đầu tư với các đối tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa nhằm mục tiêu đưa công ty trở thành một đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng, trở thành một tập đoàn đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực.

Bảng 4: Một số dự án tiêu biểu của công ty trong thiời gian qua

Tên dự án Địa điểm

Dự án khu nhà ở và làm việc 54 Hạ Đình Thanh Xuân – Hà Nội Dự án khu nhà ở để bán Xuân Đỉnh - Từ Liêm Từ Liêm – Hà Nội Dự án khu nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái Hòn Rớ NhaTrang–Khánh Hoà Dự án khu nhà ở sinh thái bền vững Quế Võ Bắc Ninh

Dự án nhà máy gạch Hợp Tiến - Mỹ Đức Mỹ Đức – Hà Tây

Nguồn: Phòng dự án đầu tư – công ty cổ phần thi công cơ giới

Công ty còn đóng vai trò là nhà thầu thực hiện các công trình thi công xây lắp như:

Đơn vị: triệu đồng Tên hợp đồng Tổng giá trị

hợp đồng

Giá trị do nhà thầu thực hiện

Thời gian khởi công, hoàn thành Trụ sở làm việc công ty

than Cẩm Phả

19.975 19.975 Tháng 03/ 2008 tháng 08/2009 Thi công san nền gói thầu

SN1- Khu ngoại giao đoàn

6.248 6.248 Tháng 06/2007 tháng 9/2007 Khoan cọc nhồi khu hội

nghị Quốc Gia – Hà Nội

11.000 11.000 2004 - 2005Công trình trụ sở làm việc Công trình trụ sở làm việc

cục thuế Đắc Nông

16.500 16.500 2007 – 2009Thi công khoan cọc nhồi - Thi công khoan cọc nhồi -

Dự án Làng Quốc Tế Thăng Long

11.183 11.183 Tháng 3/2007 tháng 8/2007

Nguồn: Phòng dự án – công ty cổ phần thi công xây lắp

Nếu như trước năm 2004 công ty chủ yếu tham gia thi công cơ giới và đóng vai trò nhà thầu trong các dự án đầu tư của tổng công ty và các dự án ngoài khác. Năm 2004 công ty tiến hành cổ phần hóa theo chiến lược của công ty đề ra là phải tham gia vào nhiều công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài thi công cơ giới, thi công xây dựng dân dụng, gia cố nền móng như những năm truớc, hiện nay công ty đã thi công cả những công trình nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê...Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư vào lĩnh vực bất động sản bên cạnh các lĩnh vực vốn là truyền thống của công ty.

1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Đơn vị: VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 102.495.688.710 121.095.490.537 162.619.777.421 267.709.093.950 1. Vốn chủ sở hữu 7.743.663.801 16.951.272.762 30.534.550.770 32.803.434.478 1.1 Vốn tự có 7.000.000.000 7.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 1.2 Vốn từ các quỹ, lợi nhuận chưa chia

743.663.801 9.951.272.762 10.534.550.770 12.803.434.478

2. Vốn vay 94.752.024.909 104.144.217.775 132.085.226.651 234.905.659.472

2.1 Nợ ngắn hạn 86.135.930.804 99.449.553.280 122.317.331.862 205.238.456.488

2.2 Nợ dài hạn 8.616.094.105 4.694.664.495 9.767.894.789 29.667.202.984

Nguồn: báo cáo tài chính- công ty cổ phần thi công cơ giới

Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm các nguồn: vốn tự có của công ty, vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia, vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn. Vốn tự có là nguồn vốn hình thành từ các cổ đông sáng lập công ty. Đây là nguồn vốn nhằm duy trì sự hoạt động của công ty mặc dù nó chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Trong hai năm 2005, 2006 nguồn vốn này là 7 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã được tăng lên 20 tỷ đồng, điều đó cho thấy sự quan tâm của các cổ đông chiến lược đối với sự tăng trưởng vốn của công ty. Nguồn vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia bao gồm các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguồn vốn này hình thành chứng tỏ công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt là năm 2006,

và tiếp tực tăng ổn định trong các năm tiếp theo. Đây là thành quả của chủ trương cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nói chung vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhưng nó lại có vai trò to lớn. Đối với một doanh nghiệp vốn chủ sở hữu tạo cho doanh nghiệp đó khả năng chủ động trong đầu tư, kinh doanh ngoài ra đây còn là điều kiện để có thể vay vốn ngân hàng.

Nguồn vốn vay bên ngoài chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Năm 2005 chiếm 92,44%, năm 2006 chiếm 86%, năm 2007 chiếm 81,22%, năm 2008 chiếm 87,74%. Vốn vay chủ yếu được huy động từ Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn để thi công các công trình. Nguồn vốn vay ngân hàng có ưu điểm làm giảm thu nhập chịu thuế do phần thanh toán lãi vay được khấu trừ nhưng khi dử dụng nguồn vốn này cũng có hạn chế đó là khi tình hình tài chính của công ty không lành mạnh công ty vẫn phải trả lãi định kì, điều này là rất khó khăn và có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Tuy vậy vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn rất quan trọng với các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Một phần vốn vay bên ngoài được huy động từ các tổ chức cá nhân trong đó có khoản đóng góp trước của người mua nhà trong các dự án xây dựng nhà ở, bất động sản. Trong tất cả các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thì đây là nguồn có chi phí sử dụng rẻ, tiện dụng và linh hoạt. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp nhận tài trợ từ các tổ chức kinh tế với số vốn lớn thì cần thận trọng với các điều kiện ràng buộc kèm theo. Trong trường hợp nhận vốn từ các cá nhân có ý định mua nhà thì cần có phương án đề phòng người mua nhà rút lại tiền đặt cọc, đây là trường hợp rất hay xảy ra do tâm lý của người dân rất dễ thay đổi.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w