Tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu, đói nghèo và bất bình đẳng

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 84 - 88)

3. KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VÀ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

3.1. Tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu, đói nghèo và bất bình đẳng

Khởi đầu từ mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp, Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng từ năm 1990. Từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Tình trạng đói nghèo đã giảm rất mạnh (Bảng 4), và chỉ số quan trọng về phúc lợi con người này của Việt Nam lại tiếp tục đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù đạt được những thành tựu ấn tượng về các mục tiêu cơ bản này, Việt Nam vẫn nghèo hơn và lao động của Việt Nam vẫn kém hiệu quả hơn so với các nước khác trong khu vực.

Đến tận gần đây, tại Việt Nam sự bất bình đẳng vẫn tăng lên (dựa trên cơ sở só liệu về chi tiêu bình quân đầu người đến năm 2002 hoặc 2004). Nhưng những nghiên cứu gần đây của McCaig và các đồng tác giả (2009), sử dụng cả số liệu về chi tiêu và thu nhập được cập nhật đến năm 2006 lại đưa ra một bức tranh

ngược lại. Mặt khác, Bảng 4 lại cho thấy là hệ số Gini15 của chi tiêu bình quân đầu người khởi đầu tương đối thấp vào năm 1993, đã tăng lên trong suốt từ năm 1993 đến năm 2002, nhưng kể từ đó đã ổn định hoặc giảm nhẹ; và khoảng cách về chi tiêu giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng tương tự như vậy. Mặt khác, hệ số Gini của thu nhập bình quân đầu người lại lại bất đầu ở mức cao theo chuẩn quốc tế, từ năm 1993 đến năm 2002 đã giảm đáng kể và từ đó đến nay ổn định. Những con số này là dựa trên cơ sở năm đợt khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Do còn có vấn đề liên quan tới tính đại diện của các cuộc điều tra mức sống nên có thể rút ra một kết luận thận trọng hơn là chúng tôi không thể đưa ra kết luận rằng tình trạng bất bình đẳng chung đang tăng lên hay giảm đi.

Bất chấp những bằng chứng trái ngược nhau và mối quan ngại về số liệu nhưng vẫn có thể rút ra hai kết luận. Thứ nhất, hệ số Gini hiện tại của Việt Nam, cho dù là 0,35 dựa trên cơ sở về số liệu chi tiêu hay 0,38 trên cơ sở số liệu về thu nhập thì vẫn tương đối thấp theo chuẩn quốc tế và khu vực (Hệ số Gini của Ấn Độ là 0,37. Inđônêxia: 0,39, Thái Lan; 0,42, Trung Quốc: 0,4 và Malaixia: 0,49. Thứ hai, trong khi tình trạng bất bình đẳng chung vẫn ở mức thấp, thì khoảng cách giữa các vùng và các nhóm dân tộc về đói nghèo vẫn còn lớn. Điều được thừa nhận một cách rộng rãi là các dân tộc thiểu số không được chia sẻ một cách bình đẳng những lợi ích của tăng trưởng. Từ năm 1993 đến năm 2004, tỷ lệ đói nghèo của các dân tộc thiểu số chỉ giảm từ 86% xuống còn 61%, trong khi tỷ lệ đó của dân tộc kinh và Hoa giảm từ 54% xuống 14% (Swinkels and Turk 2006). Một nghiên cứu do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ xóa đói giảm nghèo giữa các vùng (VASS 2006). Tại các vùng núi phía Bắc, vùng biển Bắc Trung Bộ, và Tây Nguyên, người nghèo chiếm tới 30% dân số, và tổng số người nghèo của ba vùng này chiếm tới 57% số người nghèo của cả nước.

15

Hệ số Gini đo lường sự cách biệt về thu nhập trong dân cư và dao động từ 0 (bình đẳng hoàn toàn, tất cả mọi cá nhân đều khá lên một cách bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối, tất cả của cải tập trung vào một cá nhân)

Bng 4: Vit Nam: các ch sốđói nghèo và bt bình đẳng

1993 1998 2002 2004 2006

Chi tiêu bình quân đầu người Hệ số Gini chung 0.33 0.34 0.37 0.37 0.35 Tỷ lệ thành thị-nông thôn 1.97 2.22 2.36 2.24 2.01 Thu nhp bình quân đầu người 1.86 2.22 2.50 2.59 2.14 Hệ số Gini chung 0.45 0.43 0.38 0.39 0.38 Tỷ lệ thành thị-nông thôn 2.01 1.97 1.89 1.86 1.75

T lệ đói nghèo da vào thu nhp (phn trăm s h gia đình có thu nhp dưới 1 USD/ngày theo sc mua tương đương)

Cả nước 0.65 0.35 0.02 0.10 0.07

Nông thôn 0.71 0.41 0.21 0.13 0.08

Thành thị 0.40 0.16 0.04 0.02 0.01

Nguồn: Tính toán bởi McCaig, Benjamin, và Brandt (2009) dựa vào số liệu của VHLSS McCaig và các đồng tác giả 2009 đưa ra nhiều gợi ý để có thể cải thiện việc phân phối thu nhập ở Việt Nam. Một trong số các gợi ý đó là tầm quan trọng của thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hộ gia đình phi nông nghiệp ngày càng giảm, đang có xu hướng gây ra tình trạng bất bình đẳng và là một nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng vào những năm 90. Một lý do khác liên quan nhiều đến thị trường lao động. Nói chung mức tăng thu nhập ở nông thôn là đặc biệt nhanh và vượt xa mức tăng thu nhập ở thành thị. Điều này là nhờ những cơ hội việc làm hưởng lương cho người lao động ở nông thôn đang tăng lên, mà đang có

đi. Điều này sẽ được trình bày trong phần về cung lao động dưới đây. Bằng chứng mang tính thực tế này cho thấy rằng trong những năm 2000 thị trường lao động có thể sẽ hoạt động tốt hơn so với những năm 90. Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này sau trong phần về tình hình thị trường lao động Việt Nam.

Tình hình kinh tế vĩ mô vững mạnh của đất nước đã che dấu một số vấn đề đáng lo ngại. Biểu đồ 14 chỉ ra rằng tăng trưởng việc làm và những thay đổi trong cơ cấu việc làm không bắt kịp với những thay đổi trong cơ cấu sản xuất. Như đã dự kiến, tỷ trọng việc làm trong nông nghiệp (đường xanh đen) cao hơn nhiều so với tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (đường màu tía), và tỷ trọng việc làm trong công nghiệp (đường màu đỏ) thấp hơn nhiều so với tỷ trọng công nghiệp trong GDP (đường xanh nhạt). Những chênh lệch này phản ánh mức độ thâm dụng vốn cao của sản xuất công nghiệp. Nhưng biểu đồ cũng cho thấy cơ cấu việc làm của Việt Nam đang chuyển đổi chậm hơn nhiều so với cơ cấu sản lượng.

Biu đồ 14: Cơ cu GDP và cơ cu vic làm

Bảng 5 so sánh cơ cấu sản lượng và cơ cấu việc làm của Việt Nam năm 2000 với các nước Đông Nam Á khác năm 1985 và Trung Quốc năm 1995 (xem trong phần Mở đầu và Phụ lục 2 về cách giải thích lý do lựa chọn các năm để so sánh). Bảng 5 cũng chỉ ra rằng về cơ cấu việc làm, Việt Nam cũng tương đồng với Thái Lan nhưng lại tụt hậu so với Inđônêxia, Trung Quốc, và đặc biệt là Malaixia.

Bng 5: Cơ cu sn lượng và cơ cu vic làm (%)

Vit Nam Thái Lan Malaixia Inđônêxia Trung Quc

2000 1985 1985 1985 1995

Tỷ trọng sản lượng của

ngành nông nghiệp 23,3 14,2 n/a 21,9 19,19

Tỷ trọng sản lượng của ngành chế tạo 35,4 23,4 n/a 19,1 39,5 Tỷ trọng việc làm của ngành nông nghiệp 65,3 68,4 30,4 54,7 48,5 Tỷ trọng việc làm của ngành chế tạo 12,4 12,1 23,8 13,4 21

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)