Tác động của Trung Quốc và Ấn Độ đối với thương mại và việc làm

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 79 - 81)

2. VIỄN CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU VỀ PHÁT TRIỂN, LAO ĐỘNG, VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

2.3.2 Tác động của Trung Quốc và Ấn Độ đối với thương mại và việc làm

Đa số các nền kinh tế đang phát triển châu Á đều bị lôi kéo vào mạng lưới sản xuất quốc tế mà Trung Quốc là trung tâm, dẫn đến ở một số nước đã có những thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất cũng như khối lượng và xu hướng thương mại quốc tế của họ (Lall và Albaladejo, 2004; Coxhead, 2007).

Sự chuyển hướng về phía Trung Quốc này đã mang lại ba tác động lớn theo ngành. Thứ nhất, ở các nước giàu, các nhà sản xuất trong ngành chế tạo thâm dụng lao động đã gặp phải những áp lực cạnh tranh quyết liệt. Thứ hai, các ngành xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên đã được hưởng lợi nhờ sự bùng nổ giá cả hàng hóa liên tục (bất chấp những biến động gần đây). Thứ ba, các ngành chế tạo những sản phẩm hàng hóa cần sử dụng nhiều kỹ năng như linh kiện máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác đã tìm thấy những cơ hội phát triển thông qua việc tham gia vào quá trình được gọi là “trao đổi mua bán theo phân đoạn” (nghĩa là trao đổi mua bán các mặt hàng chế tạo đã hoàn thiện một phần) với Trung Quốc.

Tác động thứ nhất rất rõ ràng. Các nhà sản xuất hàng may mặc, giày dép, trang bị, các sản phẩm điện gia dụng cấp thấp và các sản phẩm công nghệ thấp khác ở khắp mọi nơi, dù là ở Raleigh hay Rawalpindi, đều phải đối mặt với cạnh tranh từ các nhà máy của Trung Quốc hoạt động với lợi nhuận rất thấp. Việc chấm dứt Hiệp định Đa sợi, theo đó Mỹ và EU áp dụng hạn ngạch “xuất khẩu tự nguyện” đối với hàng may mặc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, dã dỡ bỏ một rào cản lớn đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc trong hạng mục sản phẩm này, do đó làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất (và theo đó là cả người lao động) tại các nước khác. Sự phát triển của thương mại Trung Quốc- Mỹ và Trung Quốc-châu Âu nói chung cũng mang lại những lợi thế cho các nhà sản xuất của Trung Quốc bằng cách tạo ra và nâng cao các mạng lưới thương mại và các dạng khác của cơ sở hạ tầng thị trường. Sự tăng trưởng này phần nào cũng tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển khác.14

Tác động thứ hai, đối với thị trường toàn cầu cho các sản phẩm từ nguồn lực tự nhiên, cũng khá rõ ràng, nhưng số lượng các sản phẩm này đủ lớn để cần xem xét lại. Trung Quốc hiện nay là nước tiêu thụ lớn nhất đối với phần lớn các sản phẩm thép chính (chiếm khoảng một phần tư hoặc nhiều hơn lượng nhập khẩu của thế giới), và là nước tiêu thụ năng lượng lớn. Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất đối với nhiều nông sản (gồm lúa mỳ, gao, dầu cọ, bông và cao su), và là nước tiêu thụ lớn thứ hai đối với các nông sản khác (đậu nành, dầu đậu

14

Trong giai đoạn 2009-2010, Trung Quốc tiếp tục làm giảm sức cạnh tranh của các nước xuất khẩu có thu nhập thấp khác bằng cách duy trì tỷ giá tương đối cốđịnh với đồng USD. Trong khi đồng USD giảm giá với phần lớn các đồng tiền khác trong năm 2009, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vẫn giảm giá so với đồng USD. Điều này

nành, trà). Từ năm 1990-1993, nhu cầu của Trung Quốc với các sản phẩm thép chính đã tăng với tốc độ trung bình 14,7% mỗi năm; từ năm 1999 nhu cầu này đã tăng trên 17% và đã tiêu thụ hai phần ba sản lượng tăng thêm trên toàn cầu. Đối với bất kỳ nước nào chuyên môn hóa xuất khẩu các hàng hóa sơ cấp, Trung Quốc cũng là một điểm đến lớn và là nhân tố chính thúc đẩy sự bùng nổ liên tục về xuất khẩu. Các sản phẩm tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc – đặc biệt là dù không chỉ riêng than – đã bùng nổ cùng với sự bùng nổ từ các nước khác. Điều này đã giúp củng cố đồng tiền của Việt Nam trên thị trường toàn cầu và do đó đã tạo ra sự bất lợi – dù nhẹ - đối với các khu vực xuất khẩu khác.

Tác động thứ ba ít rõ ràng hơn. Do chi phí thương mại và vận chuyển trên toàn cầu đã giảm, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng từ bỏ mô hình chế tạo cũ, trong đó tất cả (hoặc gần như tất cả) các công đoạn sản xuất diễn ra trong nội bộ biên giới một quốc gia. Ngày càng có nhiều linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là của các sản phẩm điện và điện tử, được chế tạo tại các nhà máy chuyên môn hóa đặt tại các địa điểm thuận lợi theo lý luận kinh tế cũng như lý thuyết kinh doanh, sau đó được chuyển tới Trung Quốc (hoặc nơi có chi phí lao động thấp khác) để lắp ráp và đóng gói cuối cùng. Các nền kinh tế châu Á phát triển hơn (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) là những người dẫn đầu trong mô hình thương mại này, nhưng ngay cả các nước công nghiệp hóa sau như Malaixia hay Thái Lan cũng đã phát triển một lượng đáng kể các sản phẩm linh kiện và phụ tùng điện máy dựa nhiều vào kỹ năng để xuất khẩu sang các nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Các nhà máy Trung Quốc càng phát triển lại càng thu hút nhiều sản phẩm nhập khẩu từ các khu vực như vậy. Chừng nào mà nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục mở rộng, và chừng nào nước này còn duy trì được vị thế là địa điểm được ưa chuộng đối với các hoạt động lắp ráp dựa nhiều vào lao động, các nước có thể chiếm lĩnh các phân khúc chuyên môn hóa, dựa nhiều vào kỹ năng trong thương mại linh kiện và phụ tùng vẫn sẽ là những người được lợi.

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 79 - 81)