So sánh về kinh nghiệm phát triển trong khu vự c

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 38 - 44)

2. VIỄN CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU VỀ PHÁT TRIỂN, LAO ĐỘNG, VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

2.1 So sánh về kinh nghiệm phát triển trong khu vự c

Trong khu vực, Việt Nam là nước đi sau về phát triển kinh tế hiện đại. Mặc dù nếu xét về tăng trưởng đây là một bất lợi hiển nhiên, nhưng nó đem lại cho các nhà hoạch định chính sách của đất nước cơ hội quan sát và học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng. Trong phần này, chúng tôi xem xét những khía cạnh phù hợp trong kinh nghiệp phát triển gần đây của các nước trong khu vực. Chúng tôi đánh giá các cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi nghiên cứu các thể chế và chính sách thị trường lao động và tác động của chúng đến việc làm, năng suất lao động và đô thị hoá. Cuối cùng, trong phần 3, chúng tôi tập trung trực tiếp đến trường hợp của Việt Nam xét dưới góc độ khu vực.

Trong báo cáo, nhắc đến “khu vực”, chúng tôi chủ yếu tập trung vào Đông Á và Đông Nam Á, mặc dù những so sánh với các nước khác, ví dụ như Ấn Độ, cũng phù hợp. Trong số các nước trong khu vực, mọi người đều biết có những nước phát triển rất rực rỡ theo các tiêu chuẩn toàn cầu, một số nước khác trải qua cảnh sự tăng trưởng vượt trội bị huỷ hoại bởi suy thoái và tính dễ đổ vỡ về cấu trúc, và trong một số ít trường hợp đáng thương, một số nước đã thất bại trong việc duy trì những cải thiện về mức sống bình quân đầu người dù dưới bất cứ hình thức nào. Sự chồng chéo mạnh mẽ giữa hoạt động kinh tế và địa điểm của các tiểu vùng xui khiến người ta áp dụng việc gắn liền địa danh với kinh nghiệm phát triển kinh tế (ví dụ như mô hình Đông Á, mô hình Đông Nam Á, v.v.), nhưng những nhãn hiệu này làm người ta không để ý đến những khác biệt cơ bản hơn, những điều đã giúp xác định những con đường phát triển đối lập nhau. Một nhóm các nước - Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc và Xingapo, được biết chung dưới cái tên Các nền kinh tế công nghiệp mới hay NIEs – các nước này thiếu cả thị trường trong nước rộng lớn lẫn sức mạnh về nông nghiệp hay tài nguyên thiên nhiên, và những điều này đã hạn chế lựa chọn chính sách phát triển của các nước trong thời kỳ hậu chiến. Một nhóm khác, trong đó có Inđônêxia, Thái Lan và Malaixia, được ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và điều này đã định trước một số khía cạnh trong con đường phát triển của họ2. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn với những tiềm năng và chính sách

cụ thể, và cũng giống như Việt Nam, hai nước này cũng là những kẻ đến sau trong toàn cầu hoá. Chúng ta biết rằng các nước NIE đã được hưởng thành công vĩ đại nhất về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam không giống các nước này về tình trạng hạn chế tiềm năng ban đầu hay hoàn cảnh lịch sử. Những nguồn lực trời phú về dầu lửa và nông nghiệp của Việt Nam gần giống các nước láng giềng Đông Nam Á, trong khi Việt Nam giống Trung Quốc và Ấn Độ xét về khía cạnh chậm mở cửa bước vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó không có một nhóm đơn lẻ nào có được một mô hình hoàn chỉnh, và Việt Nam có thể học được các bài học chính sách từ các nước này.

Tình hình tăng trưởng đối lập nhau của các nền kinh tế khu vực được thể hiện rõ nhất trong Biểu đồ 1, qua đường GDP bình quân đầu người của chín nền kinh tế khu vực từ năm 1960 đến 2008. Từ những điểm xuất phát tương đối giống nhau, các nước NIEs có mức tăng trưởng bình quân đầu người nhanh hơn các nền kinh tế khác. Các nền kinh tế Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng bình quân nhanh hơn Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam – ít nhất là cho đến cuộc khủng hoảng 1997- 1998, sau đó các nền kinh tế phát triển chậm hơn bắt đầu đuổi kịp. Theo biểu thức (1), GDP bình quân đầu người (Y/N) có thể phân tích thành hệ số sản lượng theo đầu người (Y/L) và hệ số phụ thuộc (N/L). Trong khu vực, các nước NIE cũng là những nước đầu tiên hạ tỷ lệ phụ thuộc (Biều đồ 2) mặc dù Thái Lan và Trung Quốc đã đạt được những bước tiến như Việt Nam hiện nay từ những năm 1980. Sự tăng lên về tỷ lệ lao động trong tổng dân số là một “món quà” về nhân chủng học ở một đất nước mà tỷ lệ sinh đang giảm mạnh, từ đó dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế tiềm năng cao hơn.

Sử dụng các thông tin về GDP bình quân đầu người và hệ số phụ thuộc, chúng ta cũng có thể tính toán được mức độ bao hàm và tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân của người lao động, hay năng suất lao động như biểu thức (1). Biểu đồ 3 thể hiện mức năng suất lao động thực tế trung bình của từng thập kỷ (được tính bằng USD theo giá cố định năm 2000). Không mấy ngạc nhiên khi xếp hạng và xu hướng năng suất lao động lại phù hợp với xếp hạng và xu hướng của GDP bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2000-2008, năng suất lao động của nước NIE xếp hạng thấp nhất (Hàn Quốc) đã lớn gấp hai lần so với nền kinh tế Đông Nam Á hoạt động tốt nhất (Malaixia). Có thể thấy rõ tác động của cuộc khủng hoảng 1997-1998 đối với các nền kinh tế Đông Nam Á qua tốc độ tăng năng suất lao động (Biểu đồ 4). Trong khi tăng trưởng sản lượng bình quân của lao động giảm ở một số nước trong và sau khủng hoảng, Việt Nam và Ấn Độ lại

đạt những mức tăng đáng kể. Hai nền kinh tế này không mấy bị tác động bởi rủi ro vĩ mô và hơn nữa vào cuối những năm 1990s thì đang ở giai đoạn bắt đầu gặt hái những thành quả từ công cuộc cải cách kinh tế từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, ngay cả khi có cả những thành tựu này, đến năm 2008, sản lượng bình quân của lao động ở Ấn Độ và Việt Nam cũng chỉ gấp đôi mức năm 1984. Ở Trung Quốc, một nền kinh tế đi sau khác, sản lượng bình quân của người lao động đã tăng hơn 500% trong cùng giai đoạn đó.

Biu đồ 1: GDP bình quân đầu người (USD, theo giá năm 2000) mt s

nn kinh tế trong khu vc

Biu đồ 2: H s ph thuc theo độ tui (dân s trong độ tui lao động/tng dân s)

(Chỉ số phát triển thế giới online)

Biu đồ 3: Năng sut lao động thc bình quân qua các thp k (USD, theo giá năm 2000)

Biu đồ 4: Tăng năng sut lao động thc (năm 1984=100)

(Tính toán theo số liệu WDI online)

Biu đồ 5: Giá tr gia tăng ca nông nghip (% GDP)

Biu đồ 6: T lệđô th hoá (% dân s)

(Chỉ tiêu phát triển thế giới online)

Tăng trưởng kinh tế diễn ra cùng với sự giảm sút tương đối của ngành nông nghiệp và sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, như đã bàn đến trong phần 1. Hai khu vực sau phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng đô thị hoá. Trong biểu đồ 5, chúng ta sẽ thấy sự giảm sút về tỷ lệ của ngành nông nghiệp trong GDP ở khắp khu vực. Ngoại trừ hai thành phố- quốc gia là Xingapo và Hồng Công, đến năm 2007, khu vực phi nông nghiệp chiếm không quá 75% GDP ở Việt Nam và tới 95% ở Hàn Quốc. Sự thay đổi cấu trúc trong cấu phần thu nhập cũng được phản ánh qua tỷ lệ đô thị hoá (Biểu đồ 6), mặc dù sự khác nhau về khái niệm giữa các nước khiến cho việc so sánh trở nên khó khăn hơn. Đến năm 2008, tỷ lệ đô thị hoá chính thức trong khoảng từ 100% ở hai thành phố - quốc gia và 81% ở Hàn Quốc, đến 29% ở Ấn Độ và 27% ở Việt Nam; ở khoảng giữa là các nền kinh tế Đông Nam Á và Trung Quốc, với tỷ lệ đô thị hoá từ 33% (Thái Lan) đến 70% (Malaixia).

Dựa trên những số liệu trên, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về lao động và đô thị hoá ở từng nhóm nước.

Một phần của tài liệu Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)