Khái quát tình hình đầu t− phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 107 - 108)

5. Nội dung nghiên cứu của đề tà

2.1. Khái quát tình hình đầu t− phát triển

2.1.1. Thực trạng phát triển số lợng và qui mô chợ cả nớc

Năm 1993, tổng số chợ trên cả n−ớc là 4.657, đến năm 1999 đã lên tới 8.213 chợ1, tăng 176,35% trong giai đoạn 1993 – 1999, tốc độ tăng bình quân 9,92%/năm. Trong đó, số l−ợng chợ tăng nhanh nhất tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ tăng 231% với tốc độ tăng bình quân 15%/năm, vùng Tây nguyên tăng 224% với tốc độ tăng bình quân 14,4%, vùng Đồng Bằng Sông Hồng tăng 203% với tốc độ tăng bình quân 12,54%.

Theo số liệu báo cáo chính thức của Vụ Chính sách thị tr−ờng trong n−ớc, năm 2002 cả n−ớc có 8.250 chợ, tăng 0,45% so với năm 1999 và đến năm 2004 cả n−ớc có 8.751 chợ các loại, chỉ tăng 106,55% so với năm 1999 và 106,07% so với năm 2002. Số l−ợng chợ tăng thêm từ năm 1999 đến nay chủ yếu ở khu vực đô thị với tỷ lệ tăng từ 23,85% (1999) lên 25% (2004).

Mật độ chợ trên cả n−ớc cũng tăng lên đáng kể, từ 0,14 chợ trên 10 km2 năm 1993 lên 0,24 chợ năm 1999 và 0,26 chợ trên 10 km2 năm 2004. Đồng thời, nếu tính số l−ợng chợ bình quân trên 10.000 dân, thì sau khi tăng từ 0,66 chợ (1993) lên 1,07 chợ (1999), số l−ợng chợ đã chỉ tăng thêm chút ít, ở mức 1,08 chợ trên 10.000 dân (2004). Sự gia tăng số chợ trên 10.000 dân lại diễn ra ở khu vực nông thôn, trong khi ở khu vực thành thị số dân trên 1 chợ vẫn tiếp tục gia tăng. Số l−ợng chợ bình quân theo xã, ph−ờng đã tăng nhanh trong giai đoạn 1999 – 2004, từ 0,79 chợ/xã ph−ờng lên 0,97 chợ /xã ph−ờng.

Nếu xem xét các chỉ tiêu về mạng l−ới chợ theo vùng kinh tế, mật độ chợ theo xã, ph−ờng đều tăng lên ở các vùng kinh tế, nhất là tại các vùng Tây Bắc, Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng số l−ợng chợ chợ tại hầu hết các vùng chỉ t−ơng đ−ơng với tốc độ tăng dân số, do

1

đó, chỉ tiêu về số l−ợng chợ trên 10.000 dân hầu nh− không thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1999 – 2004.

Về qui mô diện tích của các chợ, theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê (1999), diện tích xây dựng bình quân của một chợ trên phạm vi cả n−ớc là 1.971,5 m2/chợ. Trong đó, các vùng có diện tích bình quân 1 chợ cao hơn mức bình quân chung của cả n−ớc là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và vùng Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có diện tích bình quân 1 chợ thấp hơn, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ bằng 48,16% diện tích bình quân một chợ của cả n−ớc.

Diện tích đ−ợc xây dựng kiên cố chỉ đạt 24,50% so với diện tích xây dựng chợ. Đặc biệt, tại các vùng Tây Bắc, Duyên Hải Miền Trung và Đông Bắc, diện tích chợ đ−ợc xây dựng kiên cố chỉ chiếm d−ới 20% diện tích xây dựng của một chợ. Theo số liệu điều tra 1/2005 tại Hà Nam, có 66.654m2 trong tổng số 228.049m2 diện tích chợ là có công trình xây dựng, hay tỷ lệ diện tích xây dựng của các chợ trên địa bàn là 30,22%. Trong diện tích xây dựng chỉ có 12,8% diện tích đ−ợc xây dựng kiên cố.

Cùng với tỷ lệ diện tích đ−ợc xây dựng kiên cố bình quân của các chợ thấp, tỷ lệ các chợ trong tình trạng lều lán tạm và ch−a đ−ợc đầu t− xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chợ của các n−ớc. Nhìn chung, tình trạng chợ lều quán (th−ờng là những chợ ch−a đ−ợc đầu t− xây dựng) vẫn khá phổ biến tại các vùng trong cả n−ớc, đặc biệt là tại các vùng Tây Nguyên (45,53%), Duyên hải Miền Trung (40,53%) và Bắc Trung Bộ (42,14%).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)