Xu h−ớng phát triển hệ thống chợ đến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 64 - 68)

2 Số liệu −ớc tính dựa trên lãi suất kinh doanh thông th−ờng ở khu vực nông thôn (8%)

3.1.1. Xu h−ớng phát triển hệ thống chợ đến

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, nền kinh tế n−ớc ta đ−ợc dự báo sẽ tiếp tục tăng tr−ởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn, hệ thống KCHT xã hội tiếp tục đ−ợc cải thiện,… Đồng thời, thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN ở n−ớc ta tiếp tục đ−ợc hoàn thiện, hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế sẽ ngày càng đồng bộ hơn và ngày càng phù hợp với xu h−ớng hội nhập của nền kinh tế… Tất cả những điều đó sẽ có ảnh h−ởng chi phối đối với triển vọng phát triển các hoạt động th−ơng mại nói chung và các hoạt động đầu t− phát triển hệ thống KCHTTM nói riêng. D−ới những ảnh h−ởng đó, xu h−ớng phát triển KCHTTM (hệ thống chợ) ở n−ớc ta sẽ diễn ra trên các ph−ơng diện sau:

Một là, xu h−ớng phát triển các loại hình KCHTTM (hệ thống chợ):

Xu h−ớng phát triển chung của các loại hình KCHTTM là hoạt động đầu t− vào các KCHTTM hiện đại sẽ diễn ra nhanh hơn và nó ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong các hoạt động th−ơng mại, nhất là trong th−ơng mại bán lẻ hàng hoá trên thị tr−ờng nội địa. Đây là xu h−ớng phát triển tất yếu cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn, ở Thái Lan, các loại hình KCHTTM hiện đại vào năm 1990 mới chỉ chiếm 5% th−ơng mại bán lẻ, đến năm 1995 đã chiếm 20%, năm 2000 chiếm 40% và 2005 dự báo sẽ chiếm tới 60%, 2010 là 70%. Theo các công ty t− vấn, loại hình siêu thị sẽ là lĩnh vực đầu t− gia tăng mạnh nhất trong số các loại hình KCHTTM. Thực tế, ở n−ớc ta trong thời kỳ 1995 – 2005, sau một thời gian xâm nhập, thử nghiệm đã bắt đầu b−ớc vào giai đoạn phát triển và dự báo sẽ b−ớc vào giai đoạn tăng tốc từ sau năm 2005. Đến năm 2010, các loại hình KCHTTM hiện đại ở n−ớc ta sẽ chiếm tới 30% th−ơng mại bán lẻ và 50% vào năm 2015.

Tuy nhiên, trong xu h−ớng đó, hệ thống chợ ở n−ớc ta sẽ vẫn là loại hình KCHTTM phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những nguyên nhân chủ yếu là: 1) Nếu Việt Nam đạt đ−ợc mức tăng tr−ởng kinh tế nh− dự kiến thì GDP bình quân đầu ng−ời năm 2010 t−ơng đ−ơng với khoảng 800 USD)/ng−ời/năm), t−ơng tự, năm 2015 là 1.200 USD và năm

2020 khoảng gần 2.000 USD. Nh− vậy, mức thu nhập vẫn thuộc loại thấp so với một số n−ớc trong khu vực (Thái Lan, Malaysia,…) hiện nay. Trong khi đó, tại các n−ớc này, hệ thống chợ vẫn đang đ−ợc Nhà n−ớc quan tâm đầu t− phát triển; 2) Về cơ sở tồn tại, mặc dù các loại hình KCHTTM có khả năng thay thế chợ, nh−ng chợ vẫn luôn có những cơ sở tồn tại riêng của nó, nhất là trong các nền kinh tế có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp lớn nh− n−ớc ta; 3) Tỷ lệ trong th−ơng mại bán lẻ của các loại hình KCHTTM ngày càng cao, nh−ng tỷ lệ tăng thêm đó cũng chỉ t−ơng ứng với sự gia tăng sức mua và quĩ mua của các tầng lớp dân c− có thu nhập cao. Nói cách khác, hệ thống chợ vẫn phải đảm nhận một khối l−ợng l−u chuyển hàng hoá bán lẻ ở mức cao nh− hiện nay và vẫn có tốc độ tăng tr−ởng, tuy không cao.

Nh− vậy, xu h−ớng phát triển các loại hình KCHTTM ở n−ớc ta trong những năm tới sẽ diễn ra quá trình đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau giữa loại hình truyền thống và hiện đại.

Hai là, xu h−ớng phát triển chung của hệ thống chợ cả n−ớc:

Trong mối quan hệ phát triển chung của cả hệ thống KCHTTM trên đây, xu h−ớng phát triển hệ thống chợ ở n−ớc ta trong những năm tới, với t− cách là một loại hình KCHTTM độc lập, có cơ sở tồn tại và phát triển riêng sẽ diễn ra trên các ph−ơng diện sau:

+ Về số l−ợng chợ:

Trong thời gian tới, tổng số chợ trên phạm vi cả n−ớc sẽ vẫn tăng lên, nhất là chợ thực phẩm t−ơi sống do: 1) Quy mô nhu cầu tăng lên cùng với tốc độ tăng dân số và lao động phi nông nghiệp. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu ng−ời của dân c− tuy tăng nhanh, nh−ng ch−a làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm và tiêu dùng; 2) Việc nâng cấp, mở rộng các khu đô thị theo quy hoạch phát triển đô thị sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chợ mới, nhất là chợ phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân c−; 3) Quá trình chuyển hoá lao động nông nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, trong đó một bộ phận lao động sẽ trở thành các hộ kinh doanh nhỏ. Vì vậy, nhu cầu có điểm kinh doanh tại chợ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng số l−ợng chợ trên phạm vi cả n−ớc trong thời gian tới sẽ thấp hơn so với giai đoạn vừa qua.

+ Về quy mô chợ:

Sự gia tăng số hộ kinh doanh chủ yếu sẽ diễn ra ở các chợ loại III, trong khi sự gia tăng này ở các chợ loại II và loại I sẽ ở mức thấp hơn do: 1) Sự gia tăng của các cửa hàng, cửa hiệu vận doanh theo chuỗi; 2) Giới hạn diện tích mặt bằng của chợ, nhất là các chợ lớn tại các khu đô thị hiện nay; 3) Sự

chuyển hoá lao động nông nghiệp, nông thôn sẽ làm tăng lực l−ợng buôn bán nhỏ trên địa bàn nông thôn.

+ Về tính chất kinh doanh trên chợ:

Trong hệ thống chợ sẽ diễn ra hai xu h−ớng trái ng−ợc nhau: 1) Xu h−ớng tăng tỷ trọng bán lẻ. Xu h−ớng này diễn ra phổ biến ở các chợ nội đô, các chợ huyện; 2) Xu h−ớng phát triển chợ đầu mối bán buôn. Xu h−ớng này diễn ra mạnh ở các khu vực có khả năng thu hút nguồn hàng trong cả vùng và gần với những thị tr−ờng tiêu thụ lớn.

+ Về cơ cấu ngành hàng kinh doanh trên chợ:

Cơ cấu ngành hàng kinh doanh trên chợ sẽ thay đổi theo h−ớng tăng tỷ trọng các mặt hàng nông sản, thực phẩm t−ơi sống, hoa quả, các mặt hàng nhật dụng. Bởi vì: 1) Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình KCHTTM phù hợp với các mặt hàng công nghiệp; 2) Các nhà sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng sản l−ợng và chú trọng hơn đến xây dựng và phát triển th−ơng hiệu của sản phẩm.

Ba là, xu h−ớng phát triển hệ thống chợ theo vùng:

Trong xu h−ớng phát triển chung, xu h−ớng phát triển của hệ thống chợ tại các vùng kinh tế cũng có những điểm khác biệt, cụ thể:

+ Tại vùng Đông Nam Bộ:

Đây là vùng có tốc độ và tỷ lệ đô thị hoá cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm l−ơng thực – thực phẩm sẽ phụ thuộc vào khả năng cung ứng từ các vùng khác, nhất là từ vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp sẽ có điều kiện phát triển nhanh và theo h−ớng văn minh, hiện đại. Trong điều kiện đó, các chợ đầu mối sẽ có xu h−ớng phát triển nhanh bên cạnh các khu đô thị, trở thành nơi tập kết các nguồn hàng, phân loại, sơ chế và tổ chức cung ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của dân c− đô thị. Đồng thời, các chợ dân sinh tại các khu vực tập trung ng−ời lao động có thu nhập trung bình, thấp cũng sẽ tăng lên và đòi hỏi đ−ợc đầu t− nâng cấp. Bên cạnh đó, tại một số khu vực khác sẽ diễn ra quá trình thay thế dần chợ dân sinh bằng các loại hình KCHTTM hiện đại.

+ Tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng:

Mặc dù, đây là vùng có tốc độ CNH và đô thị hoá khá nhanh, nh−ng là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của miền Bắc. Sự phát triển đan xen giữa các khu vực công nghiệp, khu đô thị với các vùng sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến xu h−ớng phát triển hệ thống chợ trong vùng. Trong đó, các chợ đầu mối sẽ chủ yếu đ−ợc phát

triển ở một số tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm trong vùng hơn là tại các vùng giáp ranh khu đô thị lớn. Các chợ đầu mối này sẽ cung ứng sản phẩm cho một số khu vực đô thị, khu công nghiệp trong vùng, thay vì tập trung vào khu vực nào đó. Đồng thời, các chợ bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển cả ở khu vực đô thị mới và khu vực nông thôn. Chợ ở khu vực nông thôn sẽ chuyển dần thành chợ dân sinh và phụ thuộc vào cung ứng sản phẩm của các chợ đầu mối do sự thu hút nguồn hàng trong vùng của các chợ đầu mối ngay từ khi sản phẩm đ−ợc thu hoạch.

+ Tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long:

Đây là vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn, không chỉ là vùng cung cấp l−ơng thực - thực phẩm quan trọng cho vùng Đông Nam Bộ, cả n−ớc, mà còn cho xuất khẩu. Do đó, hệ thống chợ có những cơ sở để phát triển cả về qui mô chợ và số l−ợng chợ. Các chợ đầu mối sẽ có xu h−ớng phát triển mạnh để đảm bảo khả năng thu hút nguồn hàng cung cấp cho các thị tr−ờng trong n−ớc và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chợ dân sinh sẽ dần dần đ−ợc gia tăng đầu t− các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật thay thế cho các chợ nổi trên sông.

+ Tại vùng Duyên hải Miền Trung:

Đây là vùng sẽ có tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ nhanh trong những năm tới. Tuy nhiên, các chợ đầu mối lớn vẫn ch−a hội đủ các điều kiện để phát triển do qui mô đô thị ch−a lớn, tiềm năng sản xuất nông nghiệp không lớn. Xu h−ớng phát triển trong hệ thống chợ vẫn tập trung vào các chợ có qui mô loại I và loại II.

+ Tại các vùng Tây Nguyên và vùng Bắc Trung Bộ:

Ngoài những chợ đầu mối lớn đang đ−ợc đầu t− xây dựng, trong vùng sẽ chủ yếu phát triển các chợ bán lẻ thông th−ờng và chợ đầu mối qui mô nhỏ tại một số địa bàn sản xuất nông nghiệp chính hay các khu đô thị tỉnh.

+ Tại các vùng Đông Bắc, Tây Bắc:

Tại các vùng này, xu h−ớng chung là gia tăng đầu t− nâng cấp các chợ hiện có tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tại một số tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế nhanh, số l−ợng các chợ dân sinh cũng sẽ tăng nhanh.

Bốn là, xu h−ớng tham gia đầu t− vào hệ thống chợ của các thành phần kinh tế:

Trong những năm tới, xu h−ớng xã hội hoá trong hoạt động đầu t− xây dựng chợ tiếp tục đ−ợc củng cố và phát triển, nh−ng Nhà n−ớc sẽ vẫn là nhà

đầu t− có vai trò quan trọng. Cụ thể, xu h−ớng tham gia của các thành phần kinh tế trong hoạt động đầu t− phát triển hệ thống chợ, nh− sau:

1) Các doanh nghiệp trong n−ớc, các hộ kinh doanh lớn sẽ tích cực tham gia đầu t− vào các chợ đầu mối, các chợ dân sinh qui mô lớn tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp;

2) Các hộ kinh doanh nhỏ không có khả năng mở cửa hàng độc lập, nhất là các hộ kinh doanh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ vẫn phải lựa chọn và tham gia đầu t− vào điểm kinh doanh tại các chợ trong vùng.

3) Nhà n−ớc sẽ vẫn là chủ đầu t− có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống chợ, nhất là các chợ đầu mối qui mô lớn và hệ thống chợ ở các vùng kém phát triển.

Năm là, xu h−ớng đầu t− và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ:

Cùng với sự tham gia của các chủ đầu t− là các thành phần kinh tế vào hoạt động đầu t− phát triển hệ thống chợ trong giai đoạn tới, việc đầu t− và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ của các chủ đầu t− sẽ h−ớng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt đ−ợc mục tiêu đó, trong điều kiện thị tr−ờng cạnh tranh, việc đầu t− và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ sẽ diễn ra theo h−ớng:

+ Tăng c−ờng đầu t− cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị nhằm phát triển các dịch vụ có thu trên chợ;

+Tính chuyên nghiệp của các lao động quản lý chợ, cũng nh− các lao động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên chợ sẽ đ−ợc chú trọng đào tạo và nâng cao;

+ Thời gian hoạt động của các chợ nói chung và chợ dân sinh tại các khu vực đô thị nói riêng sẽ đ−ợc kéo dài và năng lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh đ−ợc khai thác hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)