Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị mua hàng nội địa công ty TNHH TM-DV in ấn bao bì Tín Thành (Trang 32)

năm (2008, 2009, 2010)

Bảng tóm tắt kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong 03 năm (2008, 2009, 2010): Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) 2009/ 2008 2010/ 2009 1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ (1) 3,597,477,400 3,948,347,225 6,275,769,000 10% 59%

2 Doanh thu hoạt động tài chính (2) 1,519,958 2,746,652 3,039,187 81% 11% 3 Doanh thu thuần (3) = (1) 3,597,477,400 3,948,347,225 6,275,769,000 10% 59% 4

Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ (4) = (4.1) + (4.2) 3,565,093,533 3,716,006,335 6,000,084,872 4% 61% - Giá vốn hàng bán (4.1) 3,216,746,514 3,325,957,170 5,725,030,563 3% 72% - Chi phí bán hàng & quản lý (4.2) 348,347,019 390,049,165 275,054,309 12% -29% 5

Lợi nhuận gộp về bán hàng + dịch vụ

(5) = (3) - (4.1) 380,730,886 622,390,055 550,738,437 63% -12%

6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh (6) = (5) + (2) - (4.2) 33,903,825 235,087,542 278,723,315 593% 19% 7 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 33,903,825 235,087,542 278,723,315 593% 19% 8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8,475,956 58,771,886 69,680,829 593% 19% 9

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 25,427,869 176,315,657 209,042,486 593% 19%

%Chênh

lệch

Stt Chi Tiêu

Bảng 2.2. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tín Thành

Tổng doanh thu bán hàng của công ty đều tăng nhanh trong ba năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 10% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 59%. Điều này ghi nhận hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Doanh thu thuần của công ty năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 10% tương ứng với số tiền tăng lên là 350 896 825 đồng và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 59%

ứng với số tiền 2 327 421 775 đồng. Điều này do các khoản giảm trừ của công ty, chủ yếu là giảm trừ do giảm giá hàng bán, khuyến mại, còn giảm trừ do hàng bán bị trả lại thì chiếm tỷ lệ không đáng kể, nên tăng chủ yếu là do doanh thu tăng.

Vì công ty được thành lập vào cuối năm 2006 và mới đi vào hoạt động trong năm 2007, nên năm 2008 công ty phải trang bị thêm về máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...., tức là tăng chi phí cho tài sản cố định. Vì vậy, Lợi nhuận năm 2008 chỉ đạt 33 903 825 đồng, do công ty chưa có nhiều khách hàng và phải tăng chi phí đầu tư tài sản cố định. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng cao gấp hơn 05 lần và kéo theo lợi nhuận gộp năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là 63%. Điều này là do trong năm 2009 công ty đã chú trọng đến tìm kiếm nguồn hàng nguyên liệu thay thế tương đương giá thành rẽ

hơn nên giá vốn bán hàng năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 3% và do doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 tăng so với năm 2008 là 81%. Đồng thời, Công ty có thêm khách hàng lớn mới như: Mobifone, Marsk Line, ..., làm tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 19%. Điều này là do trong năm 2010 công ty đã tiết kiệm giảm chi phí bán hàng + quản lý thấp hơn so với năm 2009 là 29%, nên kéo theo lợi nhuận gộp năm 2010 giảm thấp hơn so với năm 2009 là 12%. Giá vốn bán hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 72%, vì giá nguyên vật liệu đầu vào trong năm 2010 luôn biến động tăng cao và do Nhà nước ban hành chính sách tăng về tỷ giá tiền USD/VND, tăng giá xăng dầu vào đầu năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 tăng so với năm 2009 là 11%. Ngòai ra, trong năm 2010 công ty có chính sách bán hàng và dịch vụ tốt đối với các khách hàng hiện hữu, nên đã khuyến khích khách hàng dồn nhiều số lượng đặt hàng cho công ty hơn năm 2009.

Bên cạnh vấn đề doanh thu thì nộp ngân sách nhà nước cũng được công ty quan tâm đến, khi lợi nhuận tăng kéo theo các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên trong 03 năm vừ a qua, cụ thể chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước trong ba năm như sau: Năm 2008 là 8 475 956 đồng; Năm 2009 là 58 771 886 đồng và trong năm 2010 là 69 680 829 đồng.

2.2 Phân tích và đánh giá tình hình mua hàng của Công ty Tín Thành trong thời gian qua

2.2.1 Tình hình mua hàng vt tư nguyên vt liu trong 03 năm (2008,

2009, 2010)

Bảng tóm tắt doanh số mua vật tư, nguyên vật liệu trong ba năm (20008; 2009; 2010) như sau: Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) 2009/ 2008 2010/ 2009 1 Giấy in 579,014,373 638,583,770 883,182,690 10.3% 38.3% 2 Decal 193,004,790 245,386,450 469,368,900 27.1% 91.3% 3 Mực in 259,507,180 268,291,880 584,503,060 3.4% 117.9% 4 Hóa chất phụ gia in 175,428,860 198,318,950 376,645,730 13.0% 89.9% 5 Mica 347,408,624 332,150,266 480,383,750 -4.4% 44.6% 6 Sắt thép 55,901,437 47,938,040 63,945,250 -14.2% 33.4% 7 Inox 69,251,198 44,301,750 78,007,870 -36.0% 76.1% 8 Bản kẽm in 158,403,850 193,614,960 364,002,450 22.2% 88.0% 9 Bóng đèn, thiết bị điện phụ trợ 61,761,534 55,876,080 82,700,370 -9.5% 48.0% 10 Băng keo 4,860,098 3,995,570 7,152,530 -17.8% 79.0% 11 Các nguyên vật liệu phụ khác 157,333,880 133,348,620 321,626,380 -15.2% 141.2% Tổng cộng: 2,061,875,824 2,161,806,336 3,711,518,980 Stt Chi Tiêu %Chênh lệch

Bảng 2.3. Tóm tắt doanh số mua hàng nguyên vật liệu của Công ty Tín Thành

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì hàng hóa mua vào công ty chủ yếu mua hàng trong nước và thường được mua từ

nhiều cách khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình mua hàng để thấy được sự biến động tăng, giảm từđó tìm ra những ưu điểm, lợi thế cũng như những điểm tồn tại, vướng mắc

trong những nguồn hàng mua vào, làm cơ sở cho những căn cứ cho việc lựa chọn nguồn cung cấp có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh.

Qua bảng kê tóm tắt doanh số mua hàng trong 03 năm (2008, 2009, 2010) của Công ty Tín Thành thì nhận định:

Năm 2008 so với năm 2009:

Doanh số mua hàng giấy in, decal, mực in, hóa chất phụ gia in, bản kẽm in có doanh số mua trong năm 2009 tăng so với năm 2008 từ 3.4% → 27.1%, do công ty có thêm khách hàng mới và gia tăng sản xuất. Đồng thời, Công ty cũng tận dụng dùng hàng tồn kho năm trước của 05 loại nguyên vật liệu vật tư trên đưa vào sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm theo kịp kế hoạch kinh doanh của công ty, vì theo bảng 2.2 thì doanh thu bán hàng năm 2009 tăng gấp 05 lần so với năm 2008.

Còn các mục còn lại: Mica, Sắt thép, Inox, Bóng đèn - Thiết bị điện phụ

trợ và băng keo và các nguyên vật liệu phụ khác thì doanh số mua hàng của năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008 từ 4.4 % → 36%, do công ty sử dụng hàng tồn kho của năm 2008, vì trong năm 2008, Công ty đã mua vật tư với số lượng tương

ứng theo chính sách giá chiết khấu của nhà cung cấp, mặc dù trong năm 2008 thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chưa phát triển. Ngoài ra, công ty đã tìm

được nguồn hàng mua (hàng thay thế tương đương) giá rẻ hơn, và công ty cũng tìm thêm nhà cung cấp mới có chính sách bán hàng hỗ trợ tốt cho công ty (Như giá mua rẻ, hỗ trợ cho công ty dùng hàng mẫu miễn phí,..., mặc dù lượng dùng trong sản xuất của các nguyên vật liệu vật tư này năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008.

Năm 2009 so với năm 2010:

Nhìn chung, doanh số mua hàng của các nguyên vật liệu, vật tư trong năm 2010 đều tăng so với năm 2009 là do giá thành mua, số lượng mua của năm 2010 tăng hơn năm 2009. Vì công ty có nhiều đơn đặt hàng, nên công ty tăng sản xuất hàng hóa nhiều hơn và ít tồn kho nguyên vật liệu vào đầu năm 2010, cho nên số lượng nguyên vật liệu vật tư mua vào cũng tăng lên. Đồng thời do giá xăng dầu, tỷ giá USD/VNĐ trong nước tăng biến động vào quý 4/năm 2009 đến quý 1/năm

2010, nên đã kéo theo giá vật tư nguyên vật liệu năm 2010 cũng biến động tăng cao hơn giá năm 2009.

Do trong năm 2010 công ty có doanh số bán hàng tăng cao, công ty có thêm nhiều khách hàng mới: Red Driver, Dai-ichi, Green Cross,...., và các khách hàng cũ, như: Mobifone, JTI, Marks Line,..., đặt hàng tăng nhiều hơn (Như: Mobifone đặt hàng tăng lượng tờ bướm quảng cáo,..., là do công ty có chính sách bán hàng + dịch vụ hậu mãi tốt nhằm duy trì các khách hàng cũ. Công ty sản xuất hàng in ấn tăng nhiều hơn các hàng khác: Hộp đèn, kệ tủ trưng bày,... Vì vậy, doanh số mua năm 2010 thì tăng nhiều hơn so với 2009: Giấy in, mica, sắt thép, bóng đèn – thiết bị điện phụ trợ tăng từ 33.4 % → 48%; Decal, hóa chất, inox, bản kẽm in, băng keo tăng từ 76 % → 91.3%; Còn mực in và các nguyên vật liệu phụ tăng trên 100%.

Nhìn chung, kế hoạch mua hàng của công ty khá hợp lý và phù hợp với kế

hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty nên chú ý đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, để tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

2.2.2 Các nhân t nh hưởng đến công tác mua hàng ca Công ty Tín

Thành trong thi gian qua

2.2.2.1 Các nhân tố bên trong Công ty

a. Chiến lược kinh doanh của Công ty

Do công ty mới thành lập cuối năm 2006, loại hình kinh doanh (Dịch vụ in

ấn bao bì) của công ty là theo nhu cầu của khách hàng. Nên trong hai năm đầu (2007; 2008), công ty gặp rất nhiều khó khăn để xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty chỉ xây dựng được chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn: tháng, quý, vì chưa có nhiều khách hàng, đơn đặt hàng của khách hàng rất ít.

Do đó, việc việc mua nguyên vật liệu vật tư từ năm 2008 về trước là mua theo số lượng tối thiểu của nhà cung cấp bán, nên dẫn đến lượng hàng mua vào tồn kho nhiều trong năm 2008, như: Mica, Inox,....

Kết quả kinh doanh năm 2008 thấp hơn 2009 là công ty mới đi vào hoạt

động sản xuất kinh doanh, nên việc mở rộng phát triển khách hàng mới và sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế. Vì vậy, Lượng vật tư tồn kho nhiều trong năm 2008 là do mua hàng theo số lượng tối thiểu mà nhà cung cấp bán.

Năm 2009, Công ty phát triển kinh doanh có nhiều khách hàng mới, như

Mobifone, Marks Line, Việt Thái Quốc Tế,...., nên lợi nhận năm 2009 đạt gấp 05 lần 2008 mà Tổng doanh số mua vật tư của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4.8%, do trong năm 2009 công ty dùng lượng vật tư tồn kho năm 2008 để sản xuất. Ngoài ra trong năm 2009, Bộ phận cung ứng cũng tìm được nhiều nguồn hàng khác, hàng thay thế của nhiều nhà cung cấp có giá tốt hơn năm 2008.

Tổng lợi nhuận năm 2010 vượt qua năm 2009 là 19% mà tổng doanh số mua hàng nguyên vật liệu vật tư năm 2010 tăng cao so với năm 2009 là 71.7%, là do giá thành vật tư mua vào tăng giá theo biến động trên thị trường. Nguyên nhân giá mua vào tăng là nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng từ chính sách nhà nước: Lãi suất ngân hàng tăng lên 17%, tăng tỷ giá ngoại tệ USD/VNĐ,....; do lạm phát; do tình hình biến động tăng giá nguyên vật liệu trên thị trường;.

c. Vốn và Cơ sở vật chất kỹ thuật

Việc thanh toán mua hàng bị ảnh hưởng lớn trong quá trình mua hàng vật tư, do công ty gặp khó khăn về tài chính trong hai năm đầu sau khi thành lập vì công ty phải đầu tư trang bị nhiều máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty mới đầu tư trang bị, nên cũng góp phần hỗ trợ cho Bộ phận cung ứng mua hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng trên thị

trường trong quá trình mua hàng.

2.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài Công ty

a. Nhà cung cấp

Trong hai năm đầu sau khi thành lập thì Công ty chưa có nhiều nhà cung cấp, nên việc lựa chọn so sánh mua hàng còn hạn chế.

Danh sách một số nhà cung cấp chủ lực được chọn mua của công ty Tín Thành trong thời gian qua:

Stt Tên nhà cung cấp Sốđiện thoại Tên hàng hóa cung cấp

1 Phong Thái 08 - 38273896 Giấy

2 Hoàng Kim Phát 08 - 62507979 Giấy

3 Tân Kim Hưng 08 - 38981549 Giấy

4 3M 08 - 62538421 Decal, băng keo

5 Kiều Mi 08 - 38291919 Decal, băng keo

6 Nam Sơn Hà 08 - 38644104 Mica

7 Triều Chen 08 - 38408836 Mica

8 Tuấn Đạt 08 - 37582933 Mica

9 M&P 08 - 38254656 Mực in; hóa chất

10 Tín Ân 08 - 39252146 Mực in; hóa chất

11 Tân Tín Phát 08 - 37174871 Mực in; hóa chất

12 Miền Đông 08 - 38823424 Sắt thép, Inox, Bản kẽm

13 Minh Sơn 08 - 62952814 Sắt thép, Inox, Bản kẽm

14 Trung Vũ 08 - 22408990 Sắt thép, Inox, Bản kẽm

15 Thái Lợi 08 - 38566754 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…

16 Phong Vân 08 - 38478118 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…

17 Thanh Qúy 08 - 38212503 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…

Bảng 2.4.Danh sách một số nhà cung cấp chủ lực được chọn mua của Công ty Tín Thành.

Theo bảng danh sách nhà cung cấp chủ lực của Công ty Tín Thành nêu trên thì xét thấy còn hạn chế trong việc chọn nhà cung cấp về vật tư Decal, băng keo so với các nhà cung cấp các vật tư nguyên vật liệu khác trong tiến trình mua hàng.

b. Đối thủ cạnh tranh

Thị trường dịch vụ in ấn bao bì ở Việt Nam rất phát triển đa dạng, nên Công ty Tín Thành có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, như: Công ty LIKSIN, MAI, VISINGPACK,.... Vì vậy, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, như dịch vụ, chính sách giá,...., khi mua vật tư nguyên vật liệu cùng một nhà cung cấp với các công ty

trên thị trường bao bì, do các nhà cung cấp sẽ có chính sách bán hàng ưu tiên cho các đối thủ cạnh tranh lớn này .

c. Cơ quan nhà nước

Trong năm 2009, nhà nước đã hỗ trợ chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% giảm còn 5% đối với các hàng hóa: Giấy, Hóa chất,...., nên cũng góp phần làm giảm chi phí mua hàng trong doanh nghiệp.

2.3 Thực trạng công tác quản trị mua hàng tại Công ty Tín Thành

Bộ phận mua hàng thuộc Phòng Vật tư, gồm Trưởng phòng (kiêm mua hàng) và một nhân viên mua hàng (Mua hàng và gia công).

Chức vụ Số người Chức năng công việc

Trưởng phòng 1 Quản lý + kiêm chức năng nhân viên mua hàng một số vật tư chính: Giấy, mực in,…

Nhân viên 1 Mua hàng gián tiếp một số vật tư , mua trực tiếp tại chợ, cửa hàng,…và gia công vật tư bên ngoài.

Bảng 2.5. Nhân sự Bộ phận cung ứng mua hàng của Công ty Tín Thành

Trưởng phòng là người có trách nhiệm dự thảo hợp đồng kinh tế đối với những mặt hàng có giá trị lớn, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát các các hoạt động công việc trong phòng và trực tiếp báo cáo BGĐ về quá trình thực hiện mua hàng.

Nhân viên mua hàng được giao nhiệm vụ thay mặt đại diện công ty giao dịch

đàm phán với các nhà cung cấp về việc mua một hoặc một số loại hàng vật tư mà Nhân viên phụ trách mua.

2.3.1 Quy trình mua hàng ni địa ca Công ty Tín Thành

Chú thích:

•HĐKT : Hợp đồng kinh tế áp dụng cho các loại hình mua hàng không sử dụng Đơn đặt hàng, hoặc một số

•Mua thẳng : Hình thức mua hàng thanh toán trực tiếp cho nhà

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị mua hàng nội địa công ty TNHH TM-DV in ấn bao bì Tín Thành (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)