Thực hiện công khai hóa thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng đường cong lãi suất góp phần phát triển thị trường Trái phiếu Việt Nam (Trang 83)

Việc công khai và minh bạch hoá thông tin là một yếu tố quan trọng để thị trường trái phiếu hoạt động lành mạnh. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần tích cực thực hiện công khai hóa thông tin, khắc phục tình trạng bưng bít thông tin hoặc công khai mang tính hình thức. Công bố thông tin một cách tùy tiện, không có hệ thống và chuẩn mực sẽ tạo tâm lý e ngại đối với nhà tư là nguyên nhân làm cho thị trường trái phiếu kém phát triển. Độ tin cậy của thông tin là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

4.3.7. Phát triển thị trường phi tập trung (OTC)

Trên thế giới, thị trường trái phiếu thường được tổ chức theo hình thức thị trường OTC, đây vốn là thị trường giao dịch của những chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đủ kiện niêm yết trên thị trường tập trung. Cụ thể, thị trường trái phiếu ở Mỹ, toàn bộ TPCP phải được tập trung phát hành và giao dịch qua thị trường OTC; thị trường trái phiếu tại Hàn Quốc, giao dịch OTC là chủ yếu. Các tổ chức tài chính trung gian như các NHTM, tổ chức kinh doanh bảo hiểm sẽ thực hiện vai trò tạo lập thị trường. Trái phiếu có độ rủi ro thấp nên chủ yếu được các tổ chức tài chính trung gian nắm giữ, đặc biệt là các ngân hàng phát triển, các NHTM và các tổ chức bảo hiểm. Các tổ chức tài chính này không muốn giao dịch qua Sở giao dịch chứng khoán do chi phí quá cao so với thu nhập của trái phiếu.

Do vậy việc xây dựng và phát triển thị trường OTC đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Cần xây dựng thị trường trái phiếu Việt Nam theo mô hình thị trường OTC, trên cơ sở đồng bộ với thị trường trái phiếu tập trung và phù hợp với chiến lược phát triển TTCK. Trong đó, cho phép các NHTM, các công ty bảo hiểm và các tổ chức Tài chính trung gian khác đủ khả năng trở thành nhà tạo lập thị trường trái phiếu. Với lượng trái phiếu lớn đang được các NHTM và tổ chức kinh doanh bảo hiểm nắm giữ, với hệ thống thanh toán liên ngân hàng đang vận hành tốt, thị trường OTC đối với trái phiếu sẽ sớm vận hành có hiệu quả.

4.3.8. Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế. Bổ sung

các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu.

Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường.Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô.

Tiếp tục rà soát, bổ sung và sửa đổi để hoàn thiện khung pháp lý, từng bước hoàn thiện Luật Chứng khoán cho phù hợp với tình hình đặc thù của TTCK từng giai đoạn phát triển. Phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để giảm bớt sự chồng chéo và mâu thuẫn.

4.3.9. Xem xét lại chính sách thuế đối với trái phiếu

Thị trường trái phiếu khá nhạy cảm đối với các ưu đãi thuế, bởi vì các chính sách thuế trực thu sẽ tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư, cả tổ chức và cá nhân, qua đó tác động đến cầu về trái phiếu. Mặc khác, chính sách thuế cũng có tác động đến quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, tức là lựa chọn các nguồn vốn để kinh doanh, qua đó tác động đến cung trái phiếu. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ không phải chịu thuế, nhưng đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu khác thì phải chịu 20% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua hoặc 0,1% trên giá trị bán. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, đây là một nội dung cần cân nhắc, vì tiền gửi tiết kiệm không bị đánh thuế, không khuyến khích họ mua trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số quy định về phí và lệ phí khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hết hiệu lực và được nhận xét là quá cao nên không khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Để giúp thị trường trái phiếu phát triển, trước tiên, Việt Nam cần xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn làm cơ sở để định giá các công cụ nợ, tham chiếu và định hướng lãi suất cho thị trường tiền tệ…

Để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường, thứ nhất cần lập chương trình kế hoạch phát hành TPCP, chọn loại TPCP có thời hạn phù hợp để tập trung phát hành lô

lớn. Đa dạng hoá kỳ hạn phát hành TPCP, hình thành các kỳ hạn chuẩn. Thứ hai, cần cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu, từng bước thực hiện lộ trình tự do hoá lãi suất; bảo đảm các điều kiện để lãi suất trái phiếu Chính phủ được hình thành theo quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường. Thứ ba, công bố công khai kế hoạch phát hành các loại trái phiếu hằng năm, hằng quý, hằng tháng; thực hiện tốt công tác đối thoại với thị trường, tìm tiếng nói chung và sự ủng hộ tích cực của các thành viên thị trường

Ngoài ra, để góp phần phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, đảm bảo các mục

tiêu chiến lược phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến

năm 2020, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp:Đa dạng hóa các công cụ trên thị trường, phát triển các công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu, đổi mới phương thức phát hành, xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm, phát triển đội ngũ các nhà tạo lập thị trường, thực hiện công khai hóa thông tin, Phát triển hệ thống giao dịch và thị trường phi tập trung (OTC), hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước cũng nhưnâng cao nhận thức về trái phiếu và thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam trong gian qua đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng, trong đó yếu tố về vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đứng trước những cơ hội và thách thức hiện tại, chiến lược phát triển thị trường vốn để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư cho mọi đối tượng trong nền kinh tế, đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế. Qua phân tích thực tế về đường cong lãi suất và hoạt động thị trường trái phiếu Việt Nam, cho thấy thị trường vẫn chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn do những bất cấp trong cơ chế lãi suất, sự manh mún của thị trường..dẫn đến thị trường trái phiếu không có lãi suất tham chiếu gây khó khăn trong việc phát hành, giao dịch và định giá các công cụ tài chính khác, khiến cho thị trường tồn tại nhiều mã trái phiếu, rời rạc; thị trường thiếu tính thanh khoản, chưa thu hút được nhà đầu tư tham gia, ngoài ra tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới thị trường chưa xây dựng được hệ thống định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ tạo lập thị trường, khung pháp lý và hệ thống quản lý chưa được hoàn thiện, nhận thức và kiến thức của doanh nghiệp và công chúng đầu tư còn kém, tâm lý e ngại rủi ro…

Vấn đề cần giải quyết là từng bước khắc phục các nguyên nhân dẫn đến tình hình kém phát triển và đưa ra các giải pháp xây dựng đường cong lãi suất và thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển.. Việc tổ chức thực hiện các giải pháp cần phải có lộ trình nhất

định, từ việc hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quản lý tạo nền tảngcho thị trường đến việc phát triển đồng bộ thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, kết hợp với việc nhất thiết phải hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm, phát triển đội ngũ tạo lập thị trường, đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyên truyền kiến thức về chứng khoán đến doanh nghiệp và công chúng đầu tư.

Xuất phát từ những nhu cầu trên, đề tài “XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG LÃI SUẤT

GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM”được thực

hiện với mong muốn các giải pháp nêu trên góp phần xây dựng được đường cong lãi suất, thúc đẩy thị trường phát trái phiếu Việt Nam phát triển. Hy vọng rằng với sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các cấp các ngành, với sự quan tâm của Nhà nước, trong tương lai thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ có những phát triển mạnh mẽ góp phầntạo thành công cho chiến lược phát triển thị trường vốn và công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

ĐỀ XUẤT CHO HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu về đường cong lãi suất và thị trường trái phiếu, tìm hiểu về thực tế đường cong lãi suất và những nguyên nhân dẫn đến Việt Nam vẫn chưa xây dựng được đường cong lãi suất và tình trạng kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đường cong lãi xuất và thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển. Nhưng do hạn chế về kiến thức và thời gian nên vẫn còn nhiều vấn đề màđề tài chưa thể đề cập và trình bày hết được.

Do vậy, tác giả hy vọng rằng trong thời gian tới, các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng sẽ có những công trình nghiên cứu bao quát hơn, chuyên sâu hơn về các chủ đề sau:

- Hình thành và phát triểntổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam. - Lộ trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam

- Phát triển chứng khoán phái sinhở Việt Nam.

Nếu được thực hiện, những nghiên cứu trên sẽ rất có ích cho các nhà quản lý trong việc hoàn thiện cơ chế và có các giải pháp đồng bộ không những thúc đẩy thị trường trái phiếu mà còn thị trường tài chính Việt Namphát triển.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU:

Trái phiếu là một nghĩa vụ nợ hay một sự đảm bảo trảnợ, trong đó những người nắm giữtrái phiếu và những người mua mong đợi người phát hành hoàn trả vốn và lãi ở thời điểm đáo hạn (trong tương lai). Thị trường trái phiếu (cũng được biết đến như là thị trường nợ, thị trường tín dụng hay là thị trường thu nhập cố định) là một thị trường tài chính, trong đó những người tham gia mua và bán các chứng khoán nợ, thường dưới hình thức của trái phiếu.

Trong năm 2009, quy mô của thị trường trái phiếu thế giới ước lượng khoảng 82.2 nghìn tỷUSD, trong khi quy mô của thị trường trái phiếu chính ở Mỹ đã là 31.2 nghìn tỷUSD (theo BIS)

1. Vai trò của thị trường trái phiếu:

1.1. Vai trò của thịtrường trái phiếu đối với nền kinh tế.

Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn trung và dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư.

Đối với nhà nước, toàn bộ các khoản chi tiêu đều trông chờ vào các khoản thu của ngân sách (trong đó chủ yếu là nguồn thu từ thuế), nhưng khi ngân sách thu không đủ chi, ngân sách Nhà nước luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt. Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Tài trợ bằng cách in tiền rất dễ triển khai nhưng thường để lại hậu quả khó lường cả trước mắt lẫn lâu dài, cả cho mọi thành phần kinh tế, dân cư và Chính phủ. Vì vậy Chính phủ phải huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu.

Thị trường TPCP phát triển giúp Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ. Trên thị trường vốn, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt là TPCP với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị trường, góp phần hình thành lãi suất trên thị trường. Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặt trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính trung gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho nhu cầu đầu tư phát triển, tạo ra của cải hàng hóa cho xã hội. Nhờ vậy, mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước.

NHTW cũng thực hiện mua bán ngắn hạn TPCP để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Khi NHTW cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông về thì NHTW bán trái phiếu ra, ngược lại khi cần thiết phải đưa tiền vào lưu thông thì NHTW mua trái phiếu về. Mục đích góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia khắc phục tình hình lạm phát, bảo đảm được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách hợp lý.

Thị trường trái phiếu phát triển làm cho thị trường vốn hoàn thiện và đa dạng hơn. Thị trường trái phiếu có quy mô và độ sâu để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái phiếu thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn.

Huy động vốn qua loại hình trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ có nguồn vay duy nhất từ ngân hàng, với sự tồn tại và phát triển hoạt động của thị trường TPDN đã tạo thêm cho các doanh nghiệp nguồn cung tín dụng hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Như vậy, thị trường TPDN có thể đa dạng hóa nhiều rủi ro hơn hình thức tài trợ qua ngân hàng, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro cao có thể thực hiện được. Còn giúp làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. Phát triển thị trường trái phiếu sẽ làm giảm sự huy động qua hệ thống ngân hàng, điều này tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng khoảng về cán

Một phần của tài liệu Xây dựng đường cong lãi suất góp phần phát triển thị trường Trái phiếu Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)