Những thành tựu đạt đợc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả trong Ngành giao thông vận tải Việt Nam (Trang 52 - 56)

III. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, giai đoạn ( 1993-1999)

1. Những thành tựu đạt đợc

Với mức cam kết 2,7 tỷ USD, trong giai đoạn (1993-1999) cho Ngành giao thông vận tải, đây là mức cam kết lớn nhất từ trớc đến nay, là một thành công lớn của Việt Nam. Nó không phải chỉ là những con số mà còn là sự ghi nhận của cộng đồng các nhà tài trợ đối với những thành quả đổi mới của Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng khu vực, thiên tai ở trong nớc và nhiều yếu tố bất lợi khác, nhng những năm gần đây kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trởng, đầu t phát triển kinh tế và xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ qua nhờ công cuộc “Đổi mới“ với mức tăng trởng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm, chính trị xã hội ổn định, kinh tế vĩ mô ổn định. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để các nhà tài trợ công nhận và tiếp tục cam kết hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam với mức độ lớn. Trong đó, ngành giao thông vận tải là một trong ít các ngành có số vốn ODA dành cho rất lớn, điều đó hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển giao thông vận tải tại Việt Nam. Tính chung cả giai đoạn (1993-1999) tỷ trọng vốn ODA dành cho giao thông vận tải chiếm 28% tổng mức cam kết.

Giao thông vận tải là một ngành đợc Chính phủ cho phép tiếp nhận các dự án ODA sớm và liên tục. Mặc dù có nhiều khó khăn nh cha am hiểu về công tác quản lý, điều hành dự án ODA, các chế độ chính sách ở trong nớc đang trong thời kỳ đổi mới, nhiều yếu tố còn cha tiếp cận với những thông lệ quốc tế,... song toàn ngành giao thông vận tải, từ các Ban quản lý dự án đến các cơ quan tham mu giúp việc Bộ trởng đã từng bớc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu để triển khai thực hiện; tự đào tạo và bồi dỡng đội ngũ cán bộ.

Đến nay đã có đợc đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ khá, công tác quản lý điều hành các dự án từng bớc đợc cải thiện, đi vào nề nếp và có chất lợng.

Các Cục, Vụ, các Ban quản lý dự án đã có triển biến tích cực: phối kết hợp tốt hơn, bám việc, giải quyết nhanh hơn các thủ tục nhất là công tác thẩm duyệt hồ sơ các loại, công tác đấu thầu xét thầu...Đồng thời, tranh thủ sự h- ớng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan, văn phòng Chính phủ để giải quyết kịp thời và hiệu quả việc sử dụng vốn d sau đấu thầu, bổ sung hợp đồng. Với những cố gắng của Ban quản lý dự án, các cơ quan tham mu và do sự chỉ đạo thờng xuyên của lãnh đạo Bộ, công tác thực hiện các dự án ODA trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ.

Cụ thể, các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Quảng Ngãi-Nha Trang, vốn của Việt Nam-ADB: dự án này khá quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực Nam Trung Bộ, một vùng vốn có cơ sở hạ tầng giao thông kém nhất cả nớc. Hơn 400 km của con đờng mới sẽ đợc xây dựng mới đạt tiêu chuẩn chất lợng cấp III vùng đồng bằng, đợc xây dựng cho làn xe cơ giới, các cầu có chiều dài 25 km trong khuôn khổ 400 km này đợc cải tạo nâng cấp.

Trong 4 năm qua, hơn 50 cây cầu trên quốc lộ 1A và quốc lộ 5 đã đợc xây dựng theo công nghệ hiện đại, một điều về chất lợng công trình xây dựng cơ bản mà trớc đây là thách thức.

Chỉ trong vòng 6 năm kể từ khi bắt đầu triển khai những dự án đầu tiên bộ mặt quốc lộ I, quốc lộ 5, quốc lộ 18 dờng nh đã thay đổi hoàn toàn. Đây là các đờng giao thông huyết mạch, quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Trên quốc lộ 1A, tình hình giao thông mặc dù cha hẳn thật tốt, nhng cũng đã đợc cải thiện một cách đáng kể sau khi xây dựng theo tiêu chuẩn 12,5 m chiều rộng, toàn bộ hệ thống cầu bằng nguồn vốn OECF đợc xây dựng lại với độ bền vĩnh cửu.

Trong những năm qua công tác quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội đã đợc tính toán cụ thể, chính xác hơn trớc với phơng hớng phát triển cân đối giữa các vùng. Bộ Kế hoạch-đầu t làm kế hoạch phát triển tổng thể của các ngành có sử dung nguồn vốn ODA trớc 5 năm, 10 năm, đợc Chính

phủ phê duyệt cụ thể với từng dự án, tổng mức vốn ODA, vốn đối ứng trong nớc đối với từng dự án cụ thể. Các vùng sâu, vùng xa kém phát triển đã nhận đợc nhiều đầu t hơn nên phân bổ ODA theo vùng địa lý cũng đang trở nên cân đối hơn. Tất cả các vùng trong nớc đều đợc hởng lợi từ sự gia tăng ODA trong năm 1998. Từ giữa năm 1997 đến nay, Chính phủ đã có nhiều u tiên và quan tâm nhiều hơn tới phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Mặc dù các thành phố lớn nh Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang nhận đợc nhiều viện trợ ODA nhất tính theo mức viện trợ trên đầu ngời nhng ODA đã có xu hớng chuyển dịch về các vùng nông thôn và các tỉnh nơi có 77% dân c và 90% ngời nghèo sinh sống. Tỷ lệ vốn ODA giải ngân cho khu vực ngoài thành phố chính tăng, từ 29% năm 1995 lên 48% năm 1998. Lĩnh vực giao thông vận tải nông thôn đã đợc coi trọng. Bộ giao thông vận tải đã chỉ đạo thu hút viện trợ không hoàn lại cho giao thông nông thôn. Năm 1999 đã có 21,9 triệu USD dành cho các dự án giao thông nông thôn thuộc 40 tỉnh.

ODA có tác động tích cực đến quá trình kinh tế-xã hội của các địa ph- ơng và các vùng lãnh thổ. Trớc đây, rõ nét nhất là tác động của các chơng trình giao thông vận tải, làm cho giao lu kinh tế giữa các vùng đợc thuận lợi, thúc đẩy các quan hệ buôn bán, đầu t, trao đổi với nhau.

Tuy lĩnh vực cảng đợc quan tâm đến sau so với giao thông đờng bộ nh- ng đã đạt đợc những kết quả đáng kể. Dự án cải tạo nâng cấp cảng Sài Gòn giai đoạn 1 đã hoàn thành và đa vào sử dụng với chất lợng đợc cơ quan quản lý chất lợng quốc gia đánh giá cao. Thêm vào đó, dự án cảng Cái Lân cũng bắt đầu đi vào xây dựng, cảng này đợc đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng vì khu vực nằm giữa 3 thành phố Hà Nội-Hải Phòng và Hạ Long là một khu vực kinh tế có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế miền Bắc nớc ta. Nó thay thế cho cảng Hải Phòng khi cảng không có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên chở ngày càng tăng.

Trong giai đoạn vừa qua các dự án thực hiện đã có một số dự án có tiến độ triển khai và giải ngân nhanh nh dự án quốc lộ 1A (một số đoạn và dự án 38 cầu trên quốc lộ này), quốc lộ 18 (đoạn Chí Linh-Biểu Nghi) điều đó thể hiện đợc rằng tốc độ giải ngân có thể đợc nâng cao lên nhờ những nỗ lực từ hai phía, từ Chính phủ Việt Nam và các đối tác nớc ngoài trong lĩnh vực trao đổi thông tin, phối hợp cùng hoạt động, và sự thay đổi đơn giản hoá

các thủ tục khi Chính phủ đã xây dựng khuôn khổ pháp lý mới trong năm 1998-1999.

Hơn nữa đợc sự quan tâm của Bộ giao thông vận tải và Nhà nớc nguồn vốn ODA cũng nh vốn đối ứng trong nớc hàng năm đợc bố trí đầy đủ, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải ngân cho các nhà thầu. Những cơ sở hạ tầng đợc nâng cấp, khôi phục qua các dự án đóng góp một phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập và xoá đói giảm nghèo của cả nớc.

Tăng tốc độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA đã tiết kiệm đợc khối lợng vốn khoảng 10%.

Cùng với những thành tựu, trên thì “cái đợc“ nữa trong quá trình tiếp nhận sử dụng vốn ODA là chúng ta học tập đợc nhiều kinh nghiệm quý giá trong điều hành vốn, lập dự án, quản lý dự án và các công nghệ thi công cầu đờng hiện đại của các nớc có trình độ tiên tiến. Các Ban quản lý dự án đã tiến hành hàng trăm cuộc đấu thầu quốc tế các dự án giá trị hàng tỷ USD, với sự góp mặt của các nhà thầu trên thế giới, mà không để xảy ra một sơ xuất nào đáng tiếc. Để đạt đợc những điều đó là nhờ vào những nỗ lực học hỏi không ngừng của những cán bộ làm công tác chuyên môn. Trong quá trình thực hiện dự án phĩa Việt Nam cũng nhận đợc sự giúp đỡ, hớng dẫn tận tình của các chuyên gia nớc ngoài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả trong Ngành giao thông vận tải Việt Nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w