Tình hình giải ngân (sử dụng) ODA

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả trong Ngành giao thông vận tải Việt Nam (Trang 31 - 34)

II. Qúa trình thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong giai đoạn ( 1993-1999)

2. Tình hình giải ngân (sử dụng) ODA

Thành công của quá trình thu hút nguồn vốn ODA ở trên, liên quan rất nhiều đến qúa trình sử dụng nguồn vốn này. Nếu sử dụng tốt đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nớc thì các nhà tài trợ tin tởng vào qúa trình phát triển của đất nớc. Đó là động lực thúc đẩy họ tăng thêm vốn ODA.Tình hình giải ngân là biểu hiện bớc đầu hiệu quả của nguồn vốn ODA.

Tổng mức giải ngân đã tăng đều đặn từ mức 0,413 tỷ USD vào năm 1993 lên 0,725 tỷUSD vào năm 1994; hơn 0,73 tỷ USD, năm 1995; 0,9 tỷ USD năm 1996; 1 tỷ USD năm 1997; hơn 1,24 tỷ USD năm 1998 và 1,452 tỷ USD năm 1999.

Mức giải ngân ODA bình quân một năm trong giai đoạn (1996- 2000) ớc đạt 1,1 tỷ USD, nh vậy mới đạt khoảng hơn 70% kế hoạch đề ra cho thời kỳ này (theo kế hoạch giai đoạn 1996-2000, cần thực hiện 7-8 tỷ USD vốn ODA).

Bảng 2. Giải ngân nguồn vốn ODA thời kỳ 1993 -1999

(đơn vị tỷ USD)

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998

1999

Tổng số ổng số Giải ngân nguồn

vốn ODA

0,413 0,725 0,737 0,900 1,000 1,242 1,452 1,452

6,47 47

Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu t

- Kết quả phân tích các số liệu gần đây và các cuộc trao đổi với các nhà tài trợ hàng đầu trên thế giới (với 80% tổng số vốn giải ngân trong năm 1999), cho thấy giải ngân ODA trong năm 1999 đạt đợc mức cao hơn một chút so với năm 1998. Điều đó cho thấy có dấu hiệu chứng tỏ mức giải ngân ODA đã chững lại từ năm 1998, xu hớng giảm sút tốc độ giải ngân ODA so với các năm trớc. Có thể đó là do khả năng tiếp nhận ODA đã gần tới hạn.

Cơ cấu đầu t trong những năm qua đã chuyển dịch theo hớng tăng nhanh các dự án đầu t, mà chủ yếu là đầu t vào cơ sở hạ tầng. Các dự án đầu t chiếm 50% tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn (1993-1998), nhng riêng năm 1998, chỉ số đó đạt là 60%. Tỷ trọng của các hỗ trợ kĩ thuật trong tổng số giải ngân đã giảm đi, từ mức 37% năm 1993 xuống 30% năm 1998. Sự dịch chuyển này một mặt do Nhà nớc ta có những u tiên đặc biệt cho phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng, và các nhà tài trợ ngày càng tăng những kiểm

soát đối với quá trình sử dụng nguồn vốn của họ nh sử dụng nh thế nào, đầu t vào đâu, liệu có đảm bảo mang lại những lợi ích lớn cả về mặt kinh tế xã hội và kinh tế tài chính. Các nhà tài trợ xác định những lĩnh vực u tiên sử dụng nguồn vốn của họ mà lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đợc các nhà tài trợ lớn chú trọng đến.

Tỷ trọng bình quân ODA không hoàn lại trong thời gian qua chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn ODA cam kết, trớc đây phần này chiếm gần 25%. ở Việt Nam tỷ trọng này tơng đối thấp so với một số nớc đang tiếp nhận ODA khác. Phần lớn các nhà tài trợ đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay cung cấp đồng thời cả ODA không hoàn lại và ODA vay vốn. Có nhận xét rằng, trong ODA vốn vay nhiều nhà tài trợ áp dụng các điều kiện có ràng buộc (phải mua thiết bị, vật t và dịch vụ t vấn của nớc cung cấp ODA vốn vay). Trong quá trình giải ngân, tỷ trọng vốn vay trong tổng số ODA tiếp tục tăng, từ mức 10% tổng số giải ngân năm 1993 lên 65% năm 1998. Tổng số nợ nớc ngoài của Việt Nam dới dạng ngoại tệ mạnh đã ở mức đáng kể đạt 50% GDP (nguồn: Bộ Kế hoạch-Đầu t). Trong năm 1999, tăng các khoản vay nợ đợc giải ngân nhanh, Nhật Bản và Việt Nam đã kí kết một Hiệp định, trong đó vay khoản trị giá 20 tỷ Yên (125 triệu USD) nhằm hỗ trợ quá trình cải cách cơ cấu. Khoản vốn này đợc giải ngân trong năm 1999. Việc nối lại các khoản vay nợ giải ngân nhanh trong chơng trình SAC và ESAF là hiện thực trong năm tới do các cuộc họp đàm phán với IMF và Ngân hàng thế giới đang đợc tiến triển tốt.

Cho tới nay, vẫn còn nhiều dự án sử dụng ODA có tốc độ giải ngân vốn chậm so với kế hoạch cam kết từ một vài tháng đến một năm, mặc dù những nỗ lực của cơ quan Chính phủ trong vấn đề này đã mang lại một số kết quả bớc đầu đáng khích lệ. Việc giải ngân các dự án ODA không đồng đều giữa các nhà tài trợ và tuỳ thuộc vào từng loại dự án. Các nhà tài trợ cung cấp thuần tuý ODA không hoàn lại với các dự án hỗ trợ kĩ thuật thờng đạt hoặc v- ợt kế hoạch giải ngân hàng năm, thí dụ úc, Đan Mạch, Na uy,... Tuy nhiên, các dự án hỗ trợ kĩ thuật thờng có tỉ trọng chi phí chuyên gia rất cao (tới 60- 70% giá trị dự án), hơn nữa chi phí này thờng ở ngoài Việt Nam. Các dự án này thờng đợc làm chủ nguồn vốn của Việt Nam ít chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là bên nớc ngoài cung cấp bằng hiện vật hoặc bằng dịch vụ nên các thủ tục tiếp nhận hay chuẩn bị dự án, các công tác tiến hành thực hiện đơn giản, ít

gặp khó khăn trong các khâu phê duyệt, thực hiện dự án vì quy mô nhỏ, tiền là tiền cho không nên không phải lo đến việc phải trả, và thờng hỗ trợ cho những dự án cụ thể mang tính xã hội mà đã thực hiện nhiều lần nên có nhiều kinh nghiệm trong xử lý tình huống xảy ra.

Các nhà tài trợ thuần tuý (toàn bộ ODA là vốn vay) cho các dự án xây dựng cơ bản thì tỷ lệ giải ngân rất thấp. Thờng các dự án này yêu cầu vốn lớn, khó có khả năng thu hồi vốn thờng phải trả bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nớc. Thời gian thực hiện dự án kéo dài, có nhu cầu đầu t cho rất nhiều dự án nên khi vay chúng ta phải tính toán kĩ xem dự án nào đợc u tiên đầu t trớc, công tác chuẩn bị dự án phải chính xác để khi vay không trở thành gánh nặng nợ nần trong tơng lai. Ngoài ra, khi vay chúng ta lại phải hoàn tất các thủ tục của Chính phủ nớc tài trợ và của Chính phủ Việt Nam, công tác phê duyệt vay nợ thì phức tạp, rờm rà đòi hỏi nhiều yêu cầu cần phải bảo đảm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả trong Ngành giao thông vận tải Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w