1 đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm từ 5,000-2,
3.2. Triển vọng phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu
chuyển bằng đường biển
Nửa sau của năm 2008 là giai đoạn khó khăn đối với tình hình tài chính của ngành TBH. Cả hai bên nợ và có của bảng cân đối tài sản đều không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bên tài sản có bị ảnh hưởng bởi những biến động leo thang của thị trường tài chính trong 12 tháng vừa qua, còn bên tài sản nợ bị ảnh hưởng bởi bão Ike, có khả năng là tổn thất thiên tai lớn thứ 3 của ngành bảo hiểm. Mặc dù tình trạng xói mòn vốn diễn ra khá nghiêm trọng, song các công ty TBH có khả năng vẫn chịu đựng được chủ yếu là nhờ lợi nhuận cao trong 2 năm trước, theo ước tính của Standard & Poor’s. Điều này giải thích vì sao chưa có thay đổi về mức độ đánh giá trên diện rộng đối với thị trường TBH từ “tích cực” sang “tiêu cực” . Tuy nhiên, nhiều công ty TBH cũng đang bị thâm hụt vào vốn .Một tỷ lệ nhỏ
dành cho dự phòng rủi ro trong biên lợi nhuận đã không còn, nhất là trong tình hình bất ổn và với khả năng khó huy động vốn hiện nay.
Dự đoán với tình hình tài chính căng thẳng như trên, lợi nhuận đầu tư dự kiến thấp, chi phí vốn tăng và biến động tài chính sẽ làm tăng đáng kể phí tái tục vào năm 2009. Dự đoán mức phí trung bình sẽ tăng khoảng 5-10%, riêng đối với các rủi ro ở vùng Vịnh Mehico có thể sẽ còn tăng cao hơn. Nếu mức độ tăng phí không đạt được như nhận định trên đây, Standard & Poor’s sẽ phải thay đổi mức đánh giá triển vọng đối với nhiều công ty TBH.
Theo đánh giá về tình hình chung của thị trường TBH năm 2009 của Standard & Poor, đưa ra dự báo phí sẽ tăng trong khoảng 5%-10% tuỳ từng dịch vụ, trong mùa tái tục vào năm 2009, với các lý do sau:
- Lợi nhuận đầu tư hiện tại hầu hết các công ty TBH có thể thu về trong trung hạn đều giảm, và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Điều này phản ánh 2 điểm sau. Thứ nhất là, lãi suất dự báo tiếp tục đà giảm hiện tại khi chính phủ cố gắng điều hòa những ảnh hưởng do sụt giảm kinh tế toàn cầu. Thứ hai là, nhiều công ty TBH sẽ không muốn mạo hiểm với những khoản đầu tư rủi ro cao do đã bị thâm hụt về vốn. Do đó dự kiến lợi nhuận đầu tư của các công ty chỉ đạt mức “an toàn” trong thời gian trung hạn (nghĩa là chỉ bằng lãi suất đầu tư vào trái phiếu chính phủ).
- Dự báo mức độ bồi thường tăng khi các hoạt động kinh tế chậm lại. Những ảnh hưởng này dự báo tác động đến các nghiệp vụ có thời gian dài như bảo hiểm trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp, và bảo hiểm/TBH trách nhiệm pháp lý đối với lỗi và sai sót. Những biến động tài chính gia tăng kể từ tháng 9 đến nay càng làm tăng khả năng gia tăng bồi thường. Tuy nhiên, một yếu tố giảm nhẹ là tỷ lệ lạm phát đã không còn cao như dự kiến và không ảnh hưởng nhiều đến số tiền bồi thường.
- Tâm lý tránh rủi ro và muốn đảm bảo an toàn tăng lên. Điều này có tác dụng 2 mặt. Một mặt, năng lực TBH sẽ bị giảm do các công ty TBH muốn giảm mức trách nhiệm do thiếu vốn. Mặt khác, các công ty gốc cũng không còn mặn mà với việc tăng mức giữ lại. Cung giảm, cầu tăng, do đó phí cũng nhiều khả năng sẽ tăng.
Riêng đối với nghiệp vụ TBH Hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển, ngoài tình hình chung trên thị trường TBH nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến mức phí, năng lực hợp đồng và mức giữ lại của các công ty nói chung, thì nghiệp vụ bảo hiểm gốc không khả quan cũng là một khó khăn nữa. Năm 2009, các quốc gia lấn sâu vào suy thoái kinh tế, lượng tiền mặt khổng lồ tung ra bởi các Chính phủ thông qua các gói cứu trợ, có thể gây ra lạm phát cao trong tương lai, dịch cúm lợn bắt nguồn tại Mexico càng làm tình hình trở nên khó khăn hơn bao giờ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch XNK của các quốc gia. Theo đó, kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển sẽ kém hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
Chỉ khi khủng hoảng kinh tế tạm thời qua đi, theo dự đoán là vào đầu năm 2010, thì tình hình mới có thể khởi sắc được. Nhìn về dài hạn, quá trình toàn cầu hoá ngày càng trở nên sâu rộng, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh thì lượng hàng hoá lưu chuyển giữa các quốc gia sẽ tăng trở lại. Mặt khác, những bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ là cơ sở để thị trường TBH ngày càng tự hoàn thiện, hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm gốc.