Chất lượng khai thác Bảo hiểm gốc không được cải thiện

Một phần của tài liệu nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Trang 56 - 58)

Bảng II.3.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ tại PTI

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nghiệp vụ 2004 2005 2006 2007 2008

1. Tài sản- kỹ thuật 117,22 132,58 121,86 117,1 134,67

2. Hàng hải 22,083 21,591 27 26,2 30,13

3. Phi hàng hải 67,013 110,83 131,8 161,5 180,467

(Nguồn: Phòng Hàng hải công ty PTI)

Trong vòng 5 năm, doanh thu phí gốc nghiệp vụ hàng hải (chỉ riêng năm 2008 thực hiện thêm bảo hiểm thân tàu, còn 4 năm trước đó chỉ có bảo hiểm hàng hoá), tốc độ tăng trưởng doanh thu phí không ổn định, lần lượt là 97,77%; 122,27%; 97,04%; 115%. Như vậy là trong 4 năm có tới 2 năm tốc độ tăng trưởng âm, đấy là còn chưa kể tốc độ tăng trưởng năm 2008 tuy dương nhưng đã bao gồm doanh thu phí của cả nghiệp vụ thân tàu. Tỷ trọng hàng hoá được bảo hiểm bởi PTI phần lớn cũng là các hàng hoá của các công ty trong ngành, chủ yếu là các thiết bị điện tử.

Bảng II.3.2: Chỉ tiêu chi phí/doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gốc Năm Doanh thu khai thác (trđ) Chi phí khai thác (trđ) Chi phí nghiệp vụ (trđ) (2)/(1) (3)/(1) (1) (2) (3) 2005 21,712 1,854 5,212.81 0.085 0.35 2006 24,735 1,698 7,734.00 0.109 0.348 2007 23,694 3,165 12,878.24 0.133 0.245 2008 29,562 3,049 12,890.36 0.103 0.436 (Nguồn: Phòng Hàng hải )

Theo bảng trên ta có thể thấy, tình hình doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty không mấy được cải thiện trong vòng 4 năm gần đây. Trong khi đó, chi phí bao gồm cả chi phí khai thác và chi phí nghiệp vụ lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2008, chi phí khai thác tăng 1.195 tỷ đồng, tương đương 164.5%; chi phí nghiệp vụ tăng 7.677 tỷ đồng, tương đương 247%. Chỉ tiêu hiệu quả khai thác là: Chi phí khai thác/Doanh thu khai thác và Chi phí nghiệp vụ/Doanh thu khai thác thì đều có xu hướng tăng mạnh theo các năm, cho thấy, để thu được 1 đồng doanh thu, Công ty càng ngày càng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để khai thác được dịch vụ.

Tình hình tổn thất tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khá cao.

Thị trường TBH gánh chịu hậu quả nặng nề của các thảm hoạ thiên nhiên

Trong những năm gần đây, tình hình ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển, cùng với sự nóng lên của Trái Đất đang làm gia tăng tần suất và cường độ các đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và bão. Đáng chú ý năm 2005 thế giới và đặc biệt là nước Mỹ phải gánh chịu những thảm họa thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử: bão Katrina, bảo Rita. Thiệt hại mà các công ty bảo hiểm phải bồi thường do hai cơn bão này gây ra ước tính khoảng 60 tỷ đô la Mỹ trong đó hai công ty TBH lớn là Munich Re và Swiss Re khoảng 3 tỷ đô la Mỹ. Các Công ty xếp hạng uy tín trên thế giới Standard & Poor đã tuyên bố đặt thị trường TBH trong tình trạng diễn biến xấu, một số công ty TBH có thể sẽ bị xuống hạng.

Trước tình hình này, Swiss Re và Munich Re đều tuyên bố điều chỉnh mức phí và điều kiện TBH cho phù hợp với nguy cơ gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa thiên tai trên toàn cầu. Phí TBH của các loại hình bảo hiểm khác, đặc biệt là bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cũng gia tăng.

Năm 2006 thị trường bảo hiểm thế giới có triển vọng khả quan hơn, ít xảy ra các tổn thất thiên tai lớn. Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm/ TBH đứng đầu chưa sẵn sàng “buông lỏng” những tiêu chuẩn, yêu cầu trong khai thác và cung cấp năng lực, những bước đi mà các nhà cung cấp trên thị trường đã đạt được sau thời gian “thắt chặt”.

Xu hướng tập trung và tích tụ vốn, năng lực bảo hiểm và TBH vào một số công ty bảo hiểm/ TBH đứng đầu (hiện tại 5 tập đoàn TBH đứng đầu kiểm soát khoảng 60% thị phần TBH) cộng với chính sách không buông lỏng kiểm soát kỹ thuật khai thác vẫn tiếp tục diễn biến trong năm 2006.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w