c) Đối với xã hội
1.2.3.4. Những điều khoản cơ bản trong Hợp đồng TBH
Hoa hồng TBH
Là một khoản tiền, được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của số phí đem TBH, mà nhà TBH trả cho tông ty nhượng khi nhà TBH tham gia nhận hợp đồng TBH của công ty nhượng.
Đặc điểm:
• Thủ tục phí TBH chỉ áp dụng đối với dạng TBH theo số tiền bảo hiểm.
• Đây là khoản để chi phí cho việc điều hành dịch vụ của công ty nhượng, được điều chỉnh trên cơ sở tính toán tỷ lệ bồi thường ước tính của dịch vụ, và/hoặc tổng phí thu.
• Hoa hồng TBH phụ thuộc nhiều vào kết quả hợp đồng, tỷ lệ bồi thường…
Phân loại:
Để tính toán tỷ lệ thủ tục phí TBH phù hợp, cần xem xét các yếu tố:
− Phí TBH trên cơ sở phí toàn phần hay có mức khấu trừ (phí gộp, phí thuần, môi giới…).
− Các điều khoản thoả thuận giảm giá đặc biệt trong phí bảo hiểm gốc.
− Chi phí hành chính và quản lý của công ty nhượng nhiều hay ít.
− Thông kê kết quả bồi thường hàng năm.
− Phí nhàn rỗi được công ty nhượng sử dụng để đầu tư ra sao? Hoa hồng TBH có 3 loại chính:
−Hoa hồng cố định:
Là một khoản tiền nhà TBH trả cho công ty nhượng được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của số phí TBH.
−Hoa hồng theo thang luỹ tiến.
Dựa trên sự thoả thuận của hai bên, hoa hồng được điều chỉnh tăng giảm theo thang luỹ tiến. Cơ sở để tính là lấy mức hoa hồng cố định làm chuẩn; từ đó, quy định mức tăng giảm theo tỷ lệ bồi thường.
Thang luỹ tiến được khống chế ở mức tối đa và tối thiểu. Kết quả bồi thường càng thấp thì hoa hồng TBH càng cao và ngược lại.
Các bước cơ bản để tính hoa hồng theo thang luỹ tiến:
Đưa ra một mức hoa hồng ước tính: Mức hoa hồng thực tế sẽ không thể xác định được ngay cho đến khi tỷ lệ tổn thất được tính vào cuối năm. Công ty nhận TBH sẽ đồng ý trả một khoản hoa hồng tạm thời ở mức tối thiêu để đảm bảo cho các chi phí khai thác dịch vụ của công ty nhượng tái.
Xác định tỷ lệ bồi thường: Tỷ lệ bồi thường = Trong đó:
Tổn thất phải trả = Tổn thất + Chi phí liên quan mà nhà TBH phải trả trong năm kế hoạch (+lỗ/lãi của năm trước chuyển sang-nếu có)
(+) Khoản dự phòng cho những tổn thất chưa giải quyết tính ở cuối năm kế hoạch (dư cuối kỳ)
(-) Khoản dự phòng cho những tổn thất chưa giải quyết tính ở đầu năm kế hoạch (dư đầu kỳ)
Phí thực thu = Số phí thu trong năm kế hoạch
(+) Phí dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo tính ở thời điểm đầu năm kế hoạch (dư đầu kỳ)
Tổn thất phải trả Phí thực thu
(-) Phí dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo tính ở thời điểm cuối năm kế hoạch (dư cuối kỳ)
Bảng I.2.3.4: Hoa hồng theo thang luỹ tiến Tỷ lệ bồi thường Thủ tục phí TBH 75% và hơn 20% 73% 21% 71% 22% 69% 23% 67% 24% 65% 25% 63% 26% 61% 27% 59% 28% 57% 29% 55% và dưới 30%
−Hoa hồng TBH theo lãi:
Trong năm nghiệp vụ nếu hợp đồng TBH có lãi thì công ty nhận tái sẽ phải chi trả cho công ty gốc một mức hoa hồng lãi như được quy định trong hợp đồng. Mức hoa hồng này được xác định dựa trên sự thoả thuận giữa hai công ty và dựa trên kết quả lãi lỗ của hợp đồng mà công ty nhượng tái thống kê vào cuối năm nghiệp vụ như sau:
Thu: - Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo từ năm tài chính trước chuyển sang.
- Phần dự trữ cho những vụ tổn thất đang còn chờ giải quyết từ năm tài chính trước mang sang.
- Phí TBH thu nhập trong năm hiện tại.
Chi: - Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo vào cuối năm tài chính hiện tại;
- Phần dự trữ cho các tổn thất đang chờ giải quyết vào cuối năm tài chính hiện tại.
- Các vụ tổn thất đã được thanh toán trong năm tài chính. - Các khoản thủ tục phí TBH đã trả.
- x% ( 2.5% - 5%) chi phí hành chính của nhà TBH. - Lỗ từ các năm tài chính trước chuyển sang (nếu có). - Chi phí khác (thuế…)
Chênh lệch giữa hai phần này nếu dương sẽ được tính là hợp đồng có lãi và ngược lại.
Phí TBH hợp đồng phi tỷ lệ (Phí đặt cọc)
Hợp đồng TBH phi tỷ lệ là loại hợp đồng bảo vệ; do đó, công ty nhượng phải đóng phí cho giới hạn trách nhiệm mình mua bảo vệ.
Phí TBH bảo vệ: Khác với hợp đồng TBH tỷ lệ, công ty nhượng TBH phải đóng một khoản phí TBH thống nhất ngay từ khi thu xếp hợp đồng. Khoản phí ấy thường được quy định bằng một tỷ lệ của Phí bảo hiểm gốc thực tế (GNPI)của các dịch vụ được bảo vệ.
Do Phí bảo hiểm gốc thực tế chỉ là số ước nên đầu năm các bên tạm tính phí TBH tối thiểu để đặt cọc.
Phí đặt cọc tối thiểu thường được đóng làm nhiều lần trong năm (4 lần) do công ty nhượng TBH chưa thu được phí BH gốc.
Tỷ lệ điều chỉnh: là tỷ lệ phí TBH phải đóng cho nhà nhận TBH tính trên Phí bảo hiểm gốc thực tế của các dịch vụ được bảo vệ.
Cuối thời hạn của hợp đồng, công ty nhượng TBH phải xác định và thông báo cho nhà nhận TBH tổng doanh thu phí thu được cho các dịch vụ đã được bảo vệ bằng hợp đồng được thu xếp.
Nhà nhận TBH sẽ tính toán Phí TBH điều chỉnh và yêu cầu Phí đóng thêm nếu Phí TBH thực tế cao hơn Phí TBH đặt cọc tối thiểu. Khi đó:
Phí đóng thêm = GNPI * Tỷ lệ phí điều chỉnh – Phí đặt cọc tối thiểu.
Điều khoản Tái lập trách nhiệm
Mặc dù là hợp đồng TBH bảo vệ nhưng nhà nhận TBH sẽ không bảo vệ cho nhà nhượng TBH một cách vô hạn. Một số lần trách nhiệm sẽ được ấn định mà hợp đồng này sẽ bảo vệ (gọi là số lần tái lập trách nhiệm) bằng điều khoản “Tái lập trách nhiệm hợp đồng”.
Điều khoản này quy định số lần tái lập trách nhiệm (TLTN) và phí tái lập trách nhiệm được tính toán như thế nào.
Số lần tái lập trách nhiệm: là số lần tổng mức trách nhiệm của hợp đồng sẽ gánh chịu nếu có tổn thất lớn xảy ra. Tổng trách nhiệm tối đa của nhà nhận
Giới hạn trách nhiệm của hợp đồng * (Số lần Tái lập trách nhiệm + 1)
Phí tái lập trách nhiệm được tính bằng:
Số tiền TLTN * * *
Phí tạm giữ
Đây là điều kiện thường được đặt ra theo quy định của luật lệ sở tại của công ty nhượng được coi là một sự bảo lãnh cho nhà TBH hoàn thành trách nhiệm của họ theo hợp đồng. Phí tạm giữ còn là một khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà TBH, bởi vì việc thanh toán TBH thường được lập theo một thời điểm nhất định (theo tháng, quý hay nửa năm). Ngoài ra, đối với một số nước, việc tạm giữ lại một khoản phí TBH của nhà TBH là một điều kiện quan trọng trong việc thực hiện thanh toán cân đối của những dịch vụ TBH chuyển ra nước ngoài và cũng là mối quan hệ giữa sự bảo lãnh của nhà TBH và khả năng thanh toán của công ty nhượng.
Thông thường, trong thực tế khoản dự phòng này được tính bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của tổng doanh thu phí (khoảng 35% - 40%). Phí tạm giữ của năm nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ được hoàn trả lại cho nhà TBH vào thời điểm tương ứng của năm kế tiếp và được tính thêm một khoản lãi xuất nhất định (3% - 5%).
Trong trường hợp nếu nhà TBH rủt lui không tiếp tục tham gia TBH cho hợp đồng năm tiếp theo nữa, trách nhiệm của nhà TBH sẽ được giải quyết theo một trong hai cách sau:
− Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho tới khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó.
− Hoặc thoả thuận chuyển giao toàn bộ trách nhiệm còn tồn tại sang cho nhà TBH mới tham gia cho năm tới.
Số tiền cần được tái lập
Giới hạn trách nhiệm của HĐ
Thời gian còn lại của HĐ Thời gian có hiệu lực của HĐ
Bồi thường tạm giữ
Là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm. Khoản này công ty nhượng sẽ giữ lại không thanh toán cho nhà TBH vào thời điểm quyết toán của năm tài chính mà dùng để thanh toán cho các vụ tổn thất đó trong kỳ thanh toán kế tiếp. Thông thường mức tạm giữ bồi thường là 100% tổng số tiền ước tính. Khoản này sẽ được hoàn trả cho nhà TBH vào kỳ tương ứng của năm kế tiếp. Điều khoản ứng dụng về bồi thường tạm giữ cũng tương tụ như điều khoản về phí tạm giữ, bao gồm những điểm chính sau:
− Khoản tạm giữ này là tiền mặt hoặc bằng chứng khoán có giá trị ngang tiền mặt.
− Lãi suất do công ty nhượng thoả thuận.
− Khoản bồi thường phải thanh toán ngay, thường không được đối trừ trong khoản bồi thường tạm giữ này, nhưng trong trường hợp thanh toán TBH thực hiện theo quý, công ty nhượng có thể thoả thuận đồng ý đối trừ các khoản bồi thường phải thanh toán ngay trong bản quyết toán theo quý.